Xử lí bồi thường thiệt hại khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

Xử lí bồi thường thiệt hại khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

Bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ là những nội dung cần bảo mật cao. Điều này được quy định rất rõ trong nội dung hợp đồng lao động. Nếu vi phạm người lao động sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật lao động năm 2019

– Nghị định 145/2020/NĐ-CP

– Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH

2. Thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

Tại khoản 2 Điều 21 BLLĐ năm 2019 quy định về nội dung hợp đồng có quy định về thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

Nội dung này được hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH.

3. Xử lý BTTH khi vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ

– Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH

3.1. Đối với trường hợp phát hiện NLĐ có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện HĐLĐ

Theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Trường hợp này sẽ xử lý BTTH theo quy định tại khoản 2 Điều 130 BLLĐ 2019. Khoản 2 Điều 130 BLLĐ 2019 được hướng dẫn tại Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Khoản 2 Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn quy định về xử lý BTTH tại Điều 130 BLLĐ 2019 như sau:

Trong thời hiệu xử lý BTTH quy định tại Điều 72 Nghị định này, NSDLĐ tiến hành họp xử lý BTTH như sau:

– Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý BTTH, NSDLĐ thông báo đến các thành phần phải tham dự họp

– Khi nhận được thông báo của NSDLĐ , các thành phần phải tham dự họp quy định. Nếu một trong các thành phần không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì NSDLĐ quyết định thời gian, địa điểm họp;

– NSDLĐ tiến hành họp xử lý BTTH theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản này. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản này không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì NSDLĐ vẫn tiến hành họp xử lý  BTTH theo quy định của pháp luật.

Nội dung cuộc họp xử lý BTTH phải được lập thành biên bản. Thông qua trước khi kết thúc cuộc họp. Và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

3.2. Đối với trường hợp phát hiện NLĐ có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt HĐLĐ

Căn cứ quy định tại Điều 360 BLDS 2015 về trách nhiệm BTTH:

Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 361 BLDS 2015.

Pháp luật lao động hiện hành không quy định về nghĩa vụ chứng minh thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ đối với NSDLĐ. Việc xác định mức bồi thường là bao nhiêu là phù hợp do các bên thỏa thuận.

4. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại

Thời hiệu xử lý BTTH được quy định tại Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP

Quy định thời hiệu xử lý BTTH chưa cụ thể đối với trường hợp vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh.

Có thể thấy, pháp luật lao động hiện hành tuy đã học hỏi quy định của các quốc gia khác. Song, qua phân tích vẫn còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng. Thực tế nếu xảy ra tranh chấp về nội dung này, sẽ vẫn còn thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết được tận cùng.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *