Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

Xây dựng thang lương và bảng lương định mức lao động

Xây dựng thang lương, bảng lương là những khái niệm phân biệt mang tính chất tương đối tùy theo tính chất, nội dung, cách thức thiết kế, áp dụng trong từng lĩnh vực. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu nội dung này ngay sau đây nhé!

1. Quy định pháp luật

Điều 93 Bộ luật lao động năm 2019, có hiệu lực từ năm 1/1/2021, quy định về việc DN ko cần nộp thang bảng lương cho Phòng LĐTBXH như trước đây nữa, mà chỉ cần công bố công khai tại nơi làm việc, rồi lưu tại DN và giải trình khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Ngoài điều 93 quy định, việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động còn được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP và nghị định 90/2019 NĐ-CP.

2. Xây dựng thang lương, bảng lương

– Số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc và độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi

  • Xác định bậc 1 trên thanh bản lương ko được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng
  • Mức tiền lương tham gia BHXH là mức tiền lương ghi trong HĐLĐ, phụ cấp lương và các khoản bổ sung
  • Khoảng cách chênh lệch giữa 2 bậc liền kề ít nhất bằng 5%

– Mức lương khởi điểm do công ty xác định dựa trên mức độ phức tạp của công việc/chức danh tương ứng với trình độ thực hiện như:

  • Công việc/ chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường
  • Công việc/ chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề
  • Công việc/ chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

– Đảm bảo bình đẳng trong xây dựng và áp dụng thang, bảng lương

– Phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế và biến động thị trường

– Khi xây dựng, sửa đổi, DN phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể NLĐ

– Hồ sơ xây dựng thang bảng lương 2021 gồm:

  • Hệ thống thang bảng lương
  • Quyết định ban hành hệ thống thang bảng lương
  • Biên bản thông qua hệ thống thang bảng lương
  • Bảng quy định các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng chức vụ
  • Quy chế tiền lương tiền thưởng, phụ cấp

3. Xây dựng định mức lao động

– Định mức lao động được thực hiện cho từng bước công việc, từng công đoạn và toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ;

– Mức lao động được xây dựng trên cơ sở cấp bậc của công việc hoặc chức danh

– Mức lao động phải bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời gian làm việc tiêu chuẩn của DN

– Mức lao động mới phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức. Doanh nghiệp phải tuân thủ thời gian thông báo trước và thời gian áp dụng thử.

Với thời gian làm việc tiêu chuẩn, mức thực tế thực hiện tính theo sản lượng/thời gian thấp hơn 5% hoặc cao hơn 10% so với mức được giao, hoặc mức thực tế thực hiện theo thời gian cao hơn 5% hoặc thấp hơn 10% so với mức được giao thì phải điều chỉnh

– Mức lao động phải được định kỳ ra soát, đánh giá để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh và phải tham khảo ý kiến của tố chức đại diện tập thể người lao động tại DN và công bố công khai tại nơi làm việc

4. Kết luận

Tóm lại, những lưu ý khi xây dựng thang bảng lương và định mức lao động

  • Cần tham khảo ý kiến tổ chức tập thể đại diện người lao động, NLĐ cũng có quyền tham gia đóng góp ý kiến theo quy định Điều 44 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP
  • Cần định kỳ rà soát, sửa đổi, bổ sung
  • Phải được công khai tại nơi làm việc

Trên đây là những giải đáp của luật sư. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *