Có thể thấy, pháp luật luôn quan tâm chú trọng đến bảo vệ quyền lợi của người lao động. Dù vậy, trong một số trường hợp, người lao động vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định. Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 ra đời thay thế Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 và Nghị định số 95/2013/NĐ-CP. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,…từ đó xử phạt răn đe các trường hợp vi phạm, đảm báo tốt hơn các quyền lợi của người lao động. Dưới đây là một số hành vi của người lao động và các mức xử phạt cảnh cáo hoặc là phạt tiền khi có hành vi vi phạm. Hãy cùng theo dõi bài viết của Luật Vitam để hiểu rõ hơn nhé!
1. Căn cứ pháp lý
– Nghị định 28/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
2. Các trường hợp vi phạm và mức xử phạt đối với người lao động
2.1 Phạt cảnh cáo:
Khi người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì sẽ bị phạt cảnh cáo.
2.2 Phạt tiền:
2.2.1 Người lao động vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động:
– Hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
2.2.2 Vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
– Hành vi không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp; Không tham gia cấp cứu và khắc phục sự cố, tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Với hai hành vi trên mức phạt đối với người lao động vi phạm là: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
2.2.3 Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ bị xử phạt trong các trường hợp sau:
– Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
– Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
Với các hành vi này, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có thể bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
2.2.4 Người lao động có hành vi vi phạm các quy định về giải quyết tranh chấp lao động:
– Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;
– Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.
Với những hành vi này người lao động có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
2.2.5 Người lao động có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội:
– Khi người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Mức phạt tiền đối với hành vi này từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra còn xử phạt các hành vi sau đây:
– Kê khai không đúng sự thật hoặc làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
– Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Mức phạt tiền đối với các hành vi này từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
2.4.6 Người lao động có hành vi vi phạm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng:
– Trường hợp người lao động có hành vi không đăng ký hợp đồng cá nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
3. Kết luận:
Trên đây là những trường hợp người lao động có hành vi vi phạm bị xử phạt. Có thể thấy rằng mức phạt trên đối với người lao động là một số tiền không hề nhỏ. Vậy để tránh trường hợp bị phạt tiền người lao động cần phải nắm rõ các quy định này. Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề này. Chúng tôi hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho người đọc. Đừng quên theo dõi chúng tôi để đón đọc những bài viết tiếp theo về lao động nhé.