Hiện nay, có rất nhiều các sinh viên đều tham gia làm công việc bán thời gian (parttime) để tăng thêm thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, vấn đề tiền lương khi làm việc của sinh viên lại đặt ra không ít những thắc mắc. Với mục đích giúp sinh viên và người sử dụng lao động hiểu hơn về quy định của luật, ở bài viết dưới đây, Luật Vitam sẽ cung cấp các kiến thức về vấn này.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật lao động 2019
Mục lục
1. Tiền lương là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019 quy định:
“Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.”
Mục đích tham gia quan hệ lao động của người lao động chính là tiền lương. Lương là căn cứ xác định năng suất lao động cũng như giá trị lao động. Nó có chức năng đảm bảo cuộc sống cho người lao động, đồng thời khuyến khích tinh thần, thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn. Trong thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ có chính sách tiền lương hợp lý, phù hợp quy định pháp luật, đáp ứng nhu cầu của người lao động. Đây là công cụ hữu hiệu nhằm giữ nhân viên giỏi của công ty và thu hút nguồn lao động có chất lượng cao bên ngoài.
Thực tế cho thấy, không phải người lao động nào khi tham gia quan hệ lao động cũng nắm rõ được quy định pháp luật liên quan đến tiền lương, cũng như xác định việc công ty chi trả tiền lương đã phù hợp quy định pháp luật hay chưa.
2. Một số quy định pháp luật về làm parttime
Theo quy định của pháp luật, những người làm công việc part time sẽ được xác định là người lao động không trọn thời gian tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019:
“1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.”
Tuy nhiên, dù làm việc không trọn thời gian nhưng người lao động vẫn được đảm bảo những quyền lợi nhất định. Điều 32 BLLĐ năm 2019 quy định rằng người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Làm việc bán thời gian cũng được xem là một hình thức của quan hệ lao động và không có sự phân biệt giữa người lao động làm việc toàn thời gian với bán thời gian.
3. Tiền lương của người đi làm bán thời gian quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 97 Luật Lao động năm 2019 quy định về kì hạn trả lương:
“Điều 97. Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.”
Như vậy có thể thấy, sinh viên sẽ được nhận lương theo thỏa thuận. Người sử dụng lao động phải tuân theo quy định của luật đã đề ra. Thời điểm trả lương cần thỏa thuận và được 2 bên nhất trí. Ngoài ra, sinh viên khi làm thêm giờ cũng sẽ được trả lương tăng ca theo quy định tại luật này.
4. Kết luận
Hiện nay có rất nhiều trường hợp sinh viên đi làm và bị giam tiền lương. Điều này là hoàn trái pháp luật. Hơn nữa, những trường hợp thì trả lương không đúng hạn cũng khá phổ biến. Ngoài ra có một số bạn không được trả lương tăng ca khi làm thêm. Điều này cũng là hoàn toàn trái pháp luật. Với những trường hợp như vậy, bạn có thể thỏa thuận lại với người sử dụng lao động.
Trên đây là tư vấn của Luật Vitam về vấn đề về tiền lương của sinh viên làm thêm parttime. Bài viết này sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu hơn về vấn để này để có thể bảo vệ quyền lợi của chính mình. Nếu như có vướng mắc gì, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp cụ thể.