Báo trước 120 ngày trước khi nghỉ việc có phải là quy định bắt buộc đối với tất cả người lao động? Cụ thể là những trường hợp nào? Áp dụng với công việc nào? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Mục lục
Cơ sở pháp lý
– Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019
– Điều 7.Nghị định 145/2020/NĐ-CP
– Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019
1. Trường hợp nào NLĐ phải báo trước 120 ngày khi nghỉ việc?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Bộ luật lao động năm 2019 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho NSDLĐ như sau:
- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn
- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng
- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng
- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 7.Nghị định 145/2020/NĐ-CP về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù
Khi NLĐ làm ngành, nghề, công việc quy định tại khoản 1 Điều này đơn phương chấm dứt HĐLĐ hoặc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với những người lao động này thì thời hạn báo trước như sau:
- Ít nhất 120 ngày HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên
- Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của HĐLĐ đối với HĐLĐ có thời hạn dưới 12 tháng
Như vậy, trường hợp NLĐ làm ngành, nghề, công việc đặc thù đơn phương chấm dứt HĐLĐ không xác định thời hạn hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên thì sẽ phải báo trước cho NSDLĐ ít nhất là 120 ngày.
2. Xác định ngành, nghề, công việc đặc thù
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP :
“Điều 7. Thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù
Ngành, nghề, công việc đặc thù và thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 35 và điểm d Khoản 2 Điều 36 của Bộ luật Lao động như sau:
1. Ngành, nghề, công việc đặc thù gồm:
a) Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
b) Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
c) Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
d) Trường hợp khác do pháp luật quy định.”
Ngành, nghề, công việc đặc thù được xác định cụ thể :
– Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay
– Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
– Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài
– Trường hợp khác do pháp luật quy định
3. Vi phạm thời gian báo trước, người lao động phải bồi thường thế nào?
Như đã chỉ ra ở trên, nếu không thuộc 07 trường hợp không cần báo trước thì người lao động trước khi nghỉ việc bắt buộc phải thông báo trước cho người sử dụng lao động theo thời hạn nêu trên.
Trường hợp không đảm bảo thời gian báo trước, người lao động nghỉ việc sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Căn cứ Điều 40 BLLĐ năm 2019, người lao động sẽ phải bồi thường các khoản sau:
– Nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
– Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
– Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của người sử dụng lao động).
Bên cạnh đó, nếu hợp đồng lao động có ghi nhận các thỏa thuận khác liên quan đến bồi thường khi chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động có thể phải bồi thường các khoản đó.
Lưu ý: Với trường hợp này, người lao động sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!