Ký hợp đồng lao động là một trong nhũng nhiệm vụ quan trọng của người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên có phải trong tất cả các trường hợp đều phải ký HĐLĐ? Cùng Vitam tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Lao Động năm 2019 có hiệu lực từ ngay 01/01/2021
1. Hợp đồng lao động là gì?
Hợp đồng lao độngLà sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Hợp đồng lao động thường được điều chỉnh theo quy định tại Bộ luật lao động.
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
Hình thức của hợp đồng lao động thường được lập thành văn bản, mỗi bên tham gia quan hệ lao động phải giữ 01 bản. Ngoài ra, điểm mới của Bộ luật lao động 2019 so với quy định cũ đó là có thể giao kết qua phương tiện điện tử, cụ thể:
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Như vậy, hiện nay theo quy định của Bộ luật lao động, có những trường hợp khi giao kết hợp đồng lao động, các bên có thể không băt buộc quy định phải bằng văn bản (bản giấy truyền thống hoặc qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu).
2. Trường hợp nào không cần ký hợp đồng lao động?
Căn cứ theo BLLĐ năm 2019, hợp đồng lao động bắt buộc phải lập thành văn bản trong các trường hợp sau đây:
– Sử dụng lao động chưa đủ 15 tuổi: Phải ký HĐLĐ bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó (điểm a khoản 1 Điều145 BLLĐ năm 2019);
– Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình (khoản 1 Điều 162 BLLĐ năm 2019);
– Ký HĐ với nhóm người lao động làm công việc dưới 12 tháng thông qua một người ủy quyền (khoản 2 Điều 18 BLLĐ năm 2019);
Theo đó, nếu không thuộc 03 trường hợp trên, các bên không bắt buộc phải ký HĐLĐ bằng văn bản. Các bên có thể linh hoạt và nhanh chóng chóng trong việc giao kết hợp đồng.
Như vậy ngoài 3 trường hợp trên thì việc ký HĐLĐ là không bắt buộc. Chúng tôi mong rằng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc.