Trình tự sa thải người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự sa thải người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Trình tự sa thải người lao động nước ngoài tại Việt Nam ra sao? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây bạn nhé!

Sa thải người lao động nước ngoài tại Việt Nam là vấn đề luôn được các doanh nghiệp thuê lao động đặc biệt quan tâm. Hãy tìm hiểm xem trình tự thủ tục sa thải lao động nước ngoài tại tiến hành ra sao?

1. Khái niệm người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Pháp luật Lao động Việt Nam không định nghĩa về khái niệm lao động di trú hay người lao động nước ngoài. Mà xác định theo cách liệt kê các hình thức làm việc của người lao động nước ngoài.

Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP4 xác định:

Các hình thức làm việc của người nước ngoài tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

  • Thực hiện hợp đồng lao động;
  • Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
  • Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
  • Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
  • Chào bán dịch vụ;
  • Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Tình nguyện viên;
  • Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
  • Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
  • Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

Kết luận

Như vậy, không có khái niệm về “người lao động nước ngoài” trong quan hệ hợp đồng lao động. Khái niệm người lao động nước ngoài được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam với mọi hình thức trong đó có hợp đồng lao động.

trinh-tu-sa-thai-

2. Điều kiện áp dụng hình thức sa thải

Theo quy định tại Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

“Điều 31. Kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc

1. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

2. Người lao động nghỉ việc có lý do chính đáng trong các trường hợp sau:

a) Do thiên tai, hỏa hoạn;

b) Bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

c) Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động”.

Như vậy, đối với trường hợp sa thải NLĐ tự ý nghỉ việc thì phải đủ có căn cứ sau:

  • Người lao động tự ý nghỉ việc 5 ngày trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên; hoặc 20 ngày trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày nghỉ đầu tiên.
  • Không có lý do chính đáng: theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 05/2015/NĐ-CP và theo quy định của nội quy lao động.

3. Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải

Theo quy định, thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải là 06 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm. Nếu vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản; tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh thì khoản thời hạn này là 12 tháng.

Khi trong thời hiệu xử lý kỷ luật nhưng NLĐ không thể thực hiện kỷ luật được do:

  • Đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng;
  • Nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
  • Đang bị tạm giữ, tạm giam;
  • Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm

thì thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải sẽ được gia hạn thêm tối đa 60 ngày kể từ ngày các sự kiện này chấm dứt.

4. Trình tự, thủ tục sa thải

Điều 131 BLLĐ 2012 và Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ 2012. Theo đó, thủ tục sa thải người lao động được tiến hành như sau:

  • Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
  • Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật sa thải cho tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở, NLĐ (trường hợp NLĐ dưới 18 tuổi phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật);
  • Cuộc họp phải có sự tham gia của các thành phần nêu trên. Nếu NSDLĐ đã 03 lần thông báo bằng văn bản mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì NSDLĐ được tiến hành cuộc họp vắng mặt họ; trừ trường hợp NLĐ đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật;
  • Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản. Biên bản xử lý kỷ luật cần được ký bởi những người tham dự và người lập biên bản. Nếu có người không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
  • Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp.

Trên đây là toàn bộ quy trình thủ tục sa thải người lao động tại Việt Nam. Nếu bạn đọc có những vướng mắc, khó khăn trong vấn đề giải quyết lao động; tranh chấp về việc thuê lao động nước ngoài, hãy liên hệ với Luật Vitam để được giải đáp. Xin cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *