Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong trong giai đoạn tranh chấp lao động là gì?

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong trong tranh chấp lao động là gì?

Tranh chấp lao động là vấn đề thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, kể cả là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Vậy trách nhiệm của mỗi bên khi xảy ra tranh chấp được xác định như thế nào. Trong bài viết này, Luật Vitam sẽ cung cấp tới các bạn các kiến thức về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giai đoạn tranh chấp lao động.

1. Về sơ sở pháp lý

– Bộ luật Lao động năm 2019

2. Định nghĩa về tranh chấp lao động

Khoản 1 Điều 179 Luật này quy định:

“ Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.”

3.Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp

3.1. Theo quy định từ Bộ luật lao động năm 2012

Điều 181 Bộ luật lao động năm 2019 quy định cụ thể. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong giải quyết tranh chấp được quy định như sau:

Trong Bộ luật lao động năm 2012, trách nhiệm này được quy định tại Điều 195. Nó bao gồm các thủ tục như: hỗ trợ, hướng dẫn các bên trong tranh chấp lao động. Ngoài ra còn tập huấn, nâng cao năng lực của các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động. Bộ luật lao động năm 2019 giữ nguyên nội dung đã được quy định tại khoản 1, khoản 2 của điều này. Điều khác biệt là Bộ luật lao động 2019 sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết hơn tại khoản 3.

Quy định này được quy định tại Bộ luật lao động nên nó áp dụng chung. Chung ở đây là cho tất cả các tổ chức của người đại diện của người sử dụng lao động. Vì nó áp dụng ở phạm vi rộng rãi nên rất cần sự hỗ trợ, hướng dẫn cụ thể. Như vậy sẽ thể hiện được tính đặc thù của cơ chế ba bên trong quan hệ lao động.

Nâng cao năng lực chuyên môn cho hòa giải viên và trọng tài viên lao động. Đây là yếu tố then chốt bảo đảm tính hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp. Hòa giải viên, trọng tài viên là lực lượng của Bộ lao động, thương binh và xã hội. Như vậy, vấn đề giải quyết tranh chấp lao động sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, đảm bảo hơn.

3.2. Điểm mới quy định trong Bộ luật lao động năm 2019

tranh-chap-lao-dong

Trong khoản 3 Điều 181 của Luật này là hoàn toàn mới. Lần đầu tiên Bộ luật lao động xác định cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân. Cụ thể hơn với trường hợp này là Sở lao động thương binh và xã hội. Đây chính là đầu mối tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. Hơn nữa cơ quan này có trách nhiệm phân loại, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.

Khi đọc xong quy định này, bạn sẽ biết được yêu cầu về việc giải quyết tranh chấp của các bên có thể được gửi đến đâu. Và hơn nữa, vai trò và trách nhiệm của Sở lao động, thương binh và xã hội cũng được xác định rõ. Đó là phân loại các tranh chấp lao động, trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.

Từ những chia sẻ trên, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong trong giai đoạn tranh chấp lao động. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy liên hệ với Luật Vitam, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiệt tình. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *