Mục lục
Trách nhiệm bàn giao công việc của người lao động khi nghỉ việc
Trách nhiệm bàn giao công việc là điều quan trọng trước khi nghỉ việc. Khi ấy, người lao động cần phải quan tâm các vấn đề sau đây:
a. Quyền chấm dứt HĐLĐ của người lao động;
b. Trách nhiệm thông báo trước khi người lao động chấm dứt HĐLĐ;
c. Trách nhiệm bàn giao trước khi người lao động chấm dứt HĐLĐ;
1. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động
Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nhưng phải tuân theo quy định về thời hạn báo trước và lý do nghỉ việc được pháp luật quy định tại Điều 35 BLLĐ 2019. Người lao động bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật khi không tuân theo quy định tại điều 35.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, người lao động phải chịu nghĩa vụ theo quy định tại Điều 40 BLLĐ 2019:
– Không được trợ cấp thôi việc.
– Bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương, một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước.
– Hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo.
2. Trách nhiệm thông báo trước khi người lao động chấm dứt HĐLĐ
Với từng loại hợp đồng khác nhau, người lao động cần xác định thời hạn báo trước tương ứng:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Khoản 2 Điều 35 BLLĐ 2019 cũng quy định về trường hợp mà người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước.
3. Trách nhiệm bàn giao trước khi người lao động chấm dứt HĐLĐ
Pháp luật lao động chưa có quy định trách nhiệm phải bàn giao công việc khi chấm dứt HĐLĐ.
Tuy nhiên, nếu hợp đồng lao động hoặc nội quy của công ty có quy định về nghĩa vụ bàn giao công việc thì sẽ được áp dụng.
Do đó, người lao động trước khi chấm dứt HĐLĐ cần xem xét lại hợp đồng đã giao kết. Người lao động cũng cần tìm hiểu các quy định pháp luật lao động để không chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Trên đây là những nội dung Luật Vitam muốn cung cấp đến bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.