Tính hợp pháp của quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là một trong số các văn bản thông dụng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm chấm dứt quan hệ hợp đồng lao động với một hay nhiều người lao động. Việc ban hành loại văn bản này không quá khắt khe như đối với các văn bản hành chính của cơ quan nhà nước. Luật Vitam sẽ hướng dẫn nội dung này sau đây!

quyet-dinh-cham-dut-hop-dong-lao-dong

1. Hình thức quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

Về bản chất, hình thức của quyết định chấm dứt HĐLĐ không ảnh hưởng lớn tới tính hợp pháp của quyết định đó nhưng đây lại là một trong các căn cứ thể hiện tính chuyên nghiệp của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động quản lý. Mặc dù không có khuôn mẫu bắt buộc hình thức của một quyết định chấm dứt hợp đồng lao động tuy vậy, doanh nghiệp cũng cần tự xây dựng một biểu mẫu chuẩn mực. Việc xây dựng biểu mẫu có thể căn cứ vào cách thức trình bày các văn bản hành chính thông dụng như của các cơ quan nhà nước. Cụ thể, các nội dung cần xây dựng trong biểu mẫu Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động gồm có:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ;

– Tên đơn vị ban hành quyết định, số quyết định và ngày tháng năm ban hành quyết định;

– Tên văn bản: Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động số …;

– Căn cứ ban hành văn bản (là các văn bản pháp luật hoặc các căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động);

– Các điều khoản thi hành – Nội dung của văn bản

– Chức vụ, họ tên của người ban hành, ký, đóng dấu văn bản và lưu trữ.

Ví dụ về biểu mẫu Quyết định chấm dứt HĐLĐ

CÔNG TY TNHH ABC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:../…/QĐ-CDHĐLĐ

…, ngày … tháng … năm ….

QUYẾT ĐỊNH

V/v: Chấm dứt hợp đồng lao động

GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH ABC

Căn cứ Bộ lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20/11/2019 ;

Căn cứ Hợp đồng lao động số .. ký ngày … tháng … năm ;

(Các căn cứ khác như Quyết định xử lý kỷ luật lao động số …/ Bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm số,…/ Căn cứ vào thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động số … lập ngày … tháng … năm…)

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1 : Chấm dứt hợp đồng lao động với … là nhân viên thuộc phòng/ban … Công ty TNHH ABC kể từ ngày …

Lý do : …

Điều 2 : Lương và các khoản phụ cấp (nếu có) của … được chi trả tính đến ngày chấm dứt hợp đồng lao động.

Cụ thể : … (Có thể kiệt kê các khoản chi trả cho người lao động)

Điều 3 : Ông/bà có nghĩa vụ bồi thường chi phí đào tạo, các chi phí khác theo luật định (nếu được cử đi đào tạo và chưa làm hết thời gian cam kết).

Điều 4 : Các Ông/bà Trưởng phòng Tổ chức & Hành chính hoặc Hành chính nhân sự,…, các trưởng Phòng Ban liên quan và Ông/bà … có trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nơi nhận :

– Ông/bà …

– Phòng TCHC ;

– Lưu VP

GIÁM ĐỐC

(Đã ký, đóng dấu)

Các nội dung như căn cứ pháp lý hoặc các căn cứ khác để chấm dứt hợp đồng lao động và nội dung hay số lượng các điều khoản trong quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, mỗi doanh nghiệp có thể thêm bớt sao cho phù hợp với tình huống thực tế của đơn vị.

2. Căn cứ chấm dứt HĐLĐ

Theo hợp đồng

– Hợp đồng lao động hết hạn.

– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

– Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

– Người lao động bị kết án phạt tù

– Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

– Người lao động chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

– Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.

– Các trường hợp phải cho người lao động thôi việc do thay đổi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

– Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định.

– Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

3. Thời điểm có hiệu lực của Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

a. Thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như sau:

– khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019; người sử dụng lao động chỉ cần thông báo không bắt buộc phải báo trước và ban hành Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động ngay khi sự kiện chấm dứt hợp đồng lao động diễn ra;

– chấm dứt hợp đồng lao động do thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không phải báo trước; thời điểm có hiệu lực của Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động do các bên thoả thuận; 

– Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ; thời điểm có hiệu lực của Quyết định chấm dứt HĐLĐ nhanh nhất là sau khi hết thời hạn báo trước.

– Trường hợp thay đổi cơ cấu công nghệ hoặc vì lý do kinh tế dẫn đến phải cho thôi việc nhiều người lao động và được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động. Thời điểm quyết định chấm dứt hợp đồng lao động có hiệu lực là ngày thứ 31 sau thời gian thông báo nêu trên.

b. Thời điểm có hiệu lực của quyết định chấm dứt hợp đồng lao động khi xử lý kỷ luật sa thải người lao động

Thời điểm có hiệu lực của Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động bị sa thải có thể cùng ngày với ngày ban hành quyết định xử lý kỷ luật sa thải, nhiều trường hợp có hiệu lực sau khi có quyết định xử lý kỷ luật sa thải.

5. Thẩm quyền ban hành Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

Theo quy định tại Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019. Ngươi sử dụng lao động có quyền giao kết hợp đồng lao động là :

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Người đứng đầu cơ quan; tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật; hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Người đại diện của hộ gia đình; tổ hợp tác; tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

– Cá nhân trưc tiếp sử dụng lao động.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *