Thủ tục thanh lý hợp đồng đúng quy định của pháp luật

Thủ tục thanh lý hợp đồng đúng quy định của pháp luật

Thủ tục thanh lý hợp đồng mang một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động về dân sự. Thông qua biên bản thanh lý hợp đồng dân sự nói chung thì các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện các điều khoản, nội dung công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng. Vậy thanh lý hợp đồng là gì? Thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng như thế nào? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay bạn nhé!

thu-tuc-thanh-ly-hop-dong

1. Thanh lý hợp đồng là gì? 

Thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.

Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không còn ghi nhân khái niệm này nữa, nhưng thực thế thì cụm từ “thanh lý hợp đồng” vẫn được các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng khi muốn nói đến việc chấm dứt giao dịch dân sự.

2. Trường hợp được thực hiện thanh lý hợp đồng

Những trường hợp được thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng bao gồm:

a. Hợp đồng đã hoàn thành theo đúng tiến độ, yêu cầu, điều khoản của 02 bên;

b. Theo thỏa thuận các bên muốn chấm dứt hợp đồng để thanh lý;

c. Chủ thể giao kết hợp đồng mất hoặc trường hợp pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

d. Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt thực hiện do một trong các bên tự chấm dứt;

e. Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn nữa;

f. Hợp đồng chấm dứt do hoàn cảnh thay đổi cơ bản;

g. Trường hợp khác do pháp luật quy định.

3. Quy trình thực hiện thanh lý hợp đồng

Thủ tục thanh lý, chấm dứt hợp đồng được phân chia làm 02 trường hợp

a. Các bên thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng

Khi chấm dứt hợp đồng dạng này do có sự đồng nhất của các bên và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Do vậy thủ tục thông báo để thanh ký, chấm dứt hợp đồng khá đơn giản và không bị gò ép của quy định về nghĩa vụ báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.

b. Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên

Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần

– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng gửi thông báo cho đối tác trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.

– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.

4. Nguyên tắc thanh lý hợp đồng

Về nguyên tắc khi thanh lý hợp đồng được quy định tại điều 422 của Bộ Luật Dân sự, cụ thể như sau:

Điều 422. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khác do luật quy định.”

Đó là những thông tin mà Luật Vitam muốn gửi đến Khách hàng trong việc tư vấn các thủ tục thanh lý hợp đồng. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết có thắc mắc gì thêm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *