Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động là vấn đề hay xảy ra trong quan hệ lao động hiện nay. Vậy tranh chấp lao động là gì? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!

giai-quyet-tranh-chap-lao-dong

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật lao động năm 2019

2. Tranh chấp lao động và tranh chấp lao động cá nhân là gì?

2.1. Tranh chấp lao động

Tranh chấp lao động: Là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.

2.2. Tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động cá nhân: Là giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

3. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

3.1. Định nghĩa về thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp: Là khoảng thời gian mà pháp luật cho phép các bên tranh chấp được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ lợi ích của mình. Khi hết thời hiệu, các bên trong hợp đồng sẽ không có quyền được yêu cầu giải quyết các tranh chấp. Các đối tượng có thẩm quyền sẽ không giải quyết khi hết thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp.

3.2. Quy định của pháp luật về thời hiện yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Pháp luật yêu cầu về thời hiệu yêu cầu giải quyết như sau:

– Vấn đề xác định thời hiệu giải quyết sẽ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định. Đối thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động giải quyết là sáu tháng. Thời hiệu yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết là chín tháng. Và thời hiệu yêu cầu tòa án giải quyết là một năm. Đó là kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng lợi ích của mình bị vi phạm.

– Có một số trường hợp đặc biệt như sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hay do một vài lý do khác theo quy định của pháp luật mà không thể yêu cầu đúng thời hạn. Với trường hợp đó sẽ không tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Thời hiệu giải quyết tranh chấp của trường hợp này sẽ dài hơn so với thời hiệu mà pháp luật quy định cụ thể.

3.3. Tính hợp lý các quy định của pháp luật về yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

– Về vấn đề thời gian để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là phù hợp. Khoảng thời gian này đủ để các bên có thể xác định được lợi ích bị xâm phạm. Như vậy, từ đó tiến hành làm các thủ tục yêu cầu giải quyết.

– Khi tiến hành trong thực tiễn thì vấn đề này gặp phải một số vướng mắc. Đó là việc xác định thời điểm của thời hiệu để tính thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp. Ngày phát hiện ra hành vi mà bên tranh chấp cho rằng lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Điều này cần được hiểu là ngày xảy ra sự kiện pháp lý hay hành vi pháp lý mà bên tranh chấp biết được và cho rằng có xâm phạm đến quyền và lợi ích của mình. Đôi khi vấn đề này dễ gây nhầm lẫn trong thực tế giải quyết tranh chấp lao động.

Một số thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện so với Bộ luật cũ được cho là hợp lý. Hợp lý bởi lẽ nó phù hợp với quy định về giải quyết tranh chấp dân sự. Hơn nữa, sự thay đổi này phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ của pháp luật.

Trên đây là những quan điểm của Luật Vitam về vấn đề đưa ra. Nếu còn vướng mắc gì, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *