Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động

Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi của người lao động 

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi luôn là những vấn đề được người lao động cũng như người sử dụng lao động quan tâm. Pháp luật lao động hiện hành quy định như thế nào về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi? Trường hợp người sử dụng lao động không đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì xử lý như thế nào? Luật Vitam xin giải đáp lĩnh vực này như sau:

1. Thời giờ làm việc

– Căn cứ pháp lý: Điều 105 Bộ luật Lao động năm 2019

– Cụ thể:

a. Thời giờ làm việc bình thường sẽ không quá 8 giờ trong 1 ngày và không được quá 48 giờ trong 1 tuần.

b. Người sử dụng lao động có quyền quy định về thời giờ làm việc theo ngày hoặc là theo tuần nhưng phải thực hiện thông báo cho người lao động biết; trong trường hợp làm việc theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường sẽ không được quá 10 giờ trong 1 ngày và không được quá 48 giờ trong 1 tuần. Nhà nước có khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện 1 tuần làm việc không quá 40 giờ đối với người lao động.

c. Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm giới hạn về thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật.

2. Quy định thời gian làm thêm giờ

– Căn cứ pháp lý: Điều 107 Bộ luật Lao động năm 2019

– Cụ thể:

a. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không được quá 50% so với số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày; trong trường hợp áp dụng quy định về thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường của người lao động và số giờ làm thêm sẽ không được quá 12 giờ trong 1 ngày và không được quá 40 giờ trong 1 tuần.

b. Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không được quá 200 giờ trong 1 năm. Trừ các trường hợp thuộc một số ngành, nghề theo luật định thì số giờ làm thêm của người lao động không quá 300 giờ trong 1 năm.

Trong một số trường hợp đặc biệt theo Điều 108 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị hạn chế về số giờ làm thêm, và người lao động không được từ chối:

c. Thực hiện lệnh động viên, huy động đảm bảo nhiệm vụ an ninh, quốc phòng theo quy định.

d. Thực hiện các công việc nhằm bảo đảm tính mạng của con người, tài sản của tổ chức, cơ quan, cá nhân trong phòng ngừa hoặc khắc phục hậu quả của hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh, nguy hiểm, thảm họa. Nhưng nếu có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động theo quy định thì người lao động có quyền từ chối thực hiện.

Đối với người lao động là người cao tuổi thì theo Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019 có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hàng ngày hoặc là áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.

thoi-gio-lam-viec

3. Quy định về thời giờ nghỉ ngơi của người lao động từ 2021

Quan tâm đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động là một điều cần thiết. Nhất là thời giờ nghỉ ngơi, cần phải nắm rõ để quyền lợi được đảm bảo trong một số trường hợp nhất định.

Quy định về nghỉ trong giờ làm việc:

a. Người lao động làm việc từ 6 giờ trở lên trong cùng một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất là 30 phút liên tục, nếu làm việc vào ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất là 45 phút liên tục.

b. Nếu như người lao động làm việc theo ca liên tục từ 6 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ sẽ được tính vào thời giờ làm việc.

c. Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng có thể bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

Quy định về nghỉ chuyển ca: nếu người lao động làm việc theo ca thì sẽ được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang một ca làm việc khác.

Quy định về nghỉ hằng tuần:

a. Mỗi tuần sẽ được nghỉ ít nhất là 24 giờ liên tục. Trong một số trường hợp có thể không nghỉ hằng tuần nhưng phải đảm bảo nghỉ ít nhất 4 ngày trong 1 tháng.

b. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết thì người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Quy định về ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết:

a. Hàng năm, vào dịp lễ Quốc khánh (2/9), người lao động sẽ được nghỉ hai ngày theo một trong hai phương án sau: nghỉ 2 ngày vào ngày 2/9 và 3/9 (dương lịch); nghỉ hai ngày vào ngày 1/9 và ngày 2/9 (dương lịch).

b. Nghỉ Tết dương lịch: 1 ngày (1/1 dương lịch).

c. Nghỉ Tết âm lịch: 5 ngày.

d. Ngày Chiến thắng: 1 ngày (30/4 dương lịch).

e. Ngày Quốc tế lao động: 1 ngày (1/5 dương lịch).

f. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (10/3 âm lịch).

g. Nếu là người lao động nước ngoài làm việc ở tại Việt Nam thì sẽ được nghỉ theo các ngày nghỉ như trên và nghỉ 1 ngày theo Tết cổ truyền và 1 ngày Quốc khánh của đất nước họ.

Người lao động sẽ được nghỉ việc riêng và vẫn được hưởng nguyên lương:

a. Kết hôn: được nghỉ 3 ngày.

b. Con đẻ hoặc con nuôi kết hôn: được nghỉ 1 ngày.

c. Cha đẻ, mẹ đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, mẹ nuôi, cha nuôi của vợ hoặc là chồng; vợ hoặc là chồng; con đẻ hoặc con nuôi chết: được nghỉ 3 ngày.

– Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm của người lao động sau khi đã tiến hành tham khảo ý kiến của người lao động, phải thực hiện thông báo trước cho người lao động được biết (đây là trách nhiệm của người sử dụng lao động).

Trên đây là nội dung về thời gian làm việc, nghỉ ngơi của người lao động. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *