Thời gian thử việc tối đa là bao nhiêu ngày?

Trước khi tiến hành giao kết hợp đồng lao động, người lao động thường phải trải qua quá trình thử việc. Đây là giai đoạn để người sử dụng lao động kiểm tra năng lực để tiến tới nhận người lao động vào làm việc. Thời gian thử việc tối đa theo quy định của pháp luật là bao nhiêu ngày? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu nội dung này ngay sau đây nhé!

1. Người lao động phải thử việc trong thời gian bao lâu?

Trước hết, Bộ luật lao động 2019 quy định về thử việc như sau:

Điều 24. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Người sử dụng lao động và người lao động khi có thỏa thuận về thử việc thì có thể ghi nhận nội dung này trong hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng thử việc.

thoi-gian-thu-viec-toi-da

Thời gian thử việc theo quy định 

Điều 25 BLLĐ năm 2019 ghi nhận, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc và bảo đảm điều kiện:

a. Không quá 180 ngày: Công việc của người quản lý doanh nghiệp;

b. Không quá 60 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

c. Không quá 30 ngày: Công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

d. Không quá 06 ngày làm việc: Công việc khác.

2. Doanh nghiệp được yêu cầu thử việc mấy lần?

– Căn cứ pháp lý: Điều 25 BLLĐ năm 2019

– Quy định cụ thể:

Doanh nghiệp quy định chỉ được yêu cầu thử việc 01 lần đối với 01 công việc mà các bên đã thỏa thuận.

Trường hợp đã hết thời gian thử việc mà vẫn yêu cầu người lao động thử việc lần nữa với công việc đã làm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 02 – 05 triệu đồng (căn cứ điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, người sử dụng lao động và người lao động  có thể thỏa thuận thử việc nhiều lần nhưng mỗi lần thử việc chỉ được thực hiện 01 công việc.

thoi-gian-thu-viec-toi-da

3. Trong thời gian thử việc, người lao động được hưởng quyền lợi gì?

Người lao động trong thời gian thử việc vẫn được hưởng các quyền lợi sau như sau:

a. Người lao động được trả ít nhất 85% mức lương của công việc mà người đó làm thử (Điều 26 BLLĐ năm 2019);

b. Được đảm bảo về thời gian làm việc bình thường không quá 08 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần. Thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định (Điều 105 và Điều 107 BLLĐ năm 2019);

c. Được đảm bảo về thời gian nghỉ giữa ca. Theo quy định ít nhất 30 phút liên tục nếu làm việc ban ngày và ít nhất 45 phút liên tục nếu làm việc ban đêm (làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc) (Điều 64 Nghị định 145/2020/NĐ-CP);

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2014 người lao động làm việc trong thời gian thử việc thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *