Hiện nay, ở các doanh nghiệp, không khó để bắt gặp những lao động nước ngoài tới làm việc. Vậy thì việc sử dụng lao động nước ngoài thì sẽ như thế nào? Doanh nghiệp cần có lưu ý gì hay không? Quy định về điều kiện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam như thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng Luật Vitam đi tìm hiểu thật kĩ nhé!
Cơ sở pháp lý
– Bộ luật lao động năm 2019
– Nghị định số 152/2020/NĐ-CP
– Nghị định số 28/2020/NĐ-CP
Mục lục
1. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ theo Điều 151 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Điều 151. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
c) Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
3. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Theo đó quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều trên
Việc lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là xu thế toàn cầu hóa. Do đó, việc Việt Nam tiếp nhận lao động nước ngoài đến làm việc là điều tất yếu. Điều này được thể hiện thông qua số liệu về lực lượng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam đang ngày một tăng lên.
Bộ luật lao động năm 2019 đã quy định rõ các điều kiện người lao động nước ngoài được phép làm việc tại Việt Nam. Đây là điểm mới của Bộ luật lao động năm 2019. Điều này nhằm tháo gỡ hạn chế, vướng mắc của bộ luật lao động trước kia nhằm quản lý, sử dụng lao động nước ngoài hiệu quả, tránh tác động xấu có thể xảy ra.
Do quy định hai lần ký hợp đồng lao động xác định thời hạn. Lần thứ ba phải ký hợp đồng không xác định thời hạn là không phù hợp. Ở đây là không phù hợp với thời hạn của giấy phép lao động. Vì giấy phép lao động là hai năm. Hơn nữa chưa phù hợp tính chất sử dụng lao động nước ngoài trong thời gian ngắn hạn. Khi người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Căn cứ theo Điều 152 Bộ luật lao động quy định về điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Điều 152. Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có thể nói việc tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam là sự bổ sung cần thiết. Đó là nguồn nhân lực cần thiết cho lực lượng lao động. Từ đó tạo nên sự trao đổi lao động giữa nước ta và các nước trên thế giới. Vì vậy, để tương thích với các quy định của pháp luật quốc tế đồng thời bảo hộ quyền làm việc của công dân, Điều 152 Bộ luật lao động đã quy định các điều kiện để tuyển dụng lao động, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài
Căn cứ theo Điều 153 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài như sau:
Điều 153. Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài
1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam thì phải có giấy phép lao động. Trừ một số trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật lao động năm 2019 các trường hợp này chỉ cần có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động của Sở lao động thương binh và xã hội.
Giấy phép lao động, giấy xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động. Giấy do Sở lao động thương binh và xã hội cấp. Đây sẽ là căn cứ để làm thủ tục nhập cảnh hoặc xuất cảnh. Xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Đồng thời là căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính khi vi phạm.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động. Hoặc họ không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật. Hoặc sử dụng giấy phép lao động, văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. Hình thức phạt tiền, đồng thời bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Còn người sử dụng lao động đã sử dụng người lao động nước ngoài. Đó sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với hình thức là phạt tiền theo quy định của pháp luật.
Vậy là Luật Vitam đã cung cấp tới các bạn các kiến thức về lưu ý khi sử dụng lao động nước ngoài và các quy định về điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Hi vọng với các bạn đây sẽ là kiến thức hữu ích trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này.