Lao động là người khuyết tật bao gồm những đối tượng nào? Doanh nghiệp có được sử dụng đối tượng lao động này không? Trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng lao động này như thế nào? Luật Vitam sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây!
Mục lục
1. Người khuyết tật là gì?
Theo quy định của Luật Người khuyết tật 2010 : “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phần cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập khó khăn.”
Một số dạng tật như: khuyết tật vận động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ;…
Người khuyết tật được chia theo mức độ: người khuyết tật đặc biệt nặng; người khuyết tật nặng; người khuyết tật nhẹ.
2. Sử dụng lao động là người khuyết tật
Điều 33 Luật Người khuyết tật 2010 quy định:
Nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật phục hồi chức năng lao động; được tư vấn việc làm miễn phí; có việc làm và làm việc phù hợp với sức khỏe và đặc điểm của người khuyết tật.
Doanh nghiệp không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc. Doanh nghiệp không được đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật.
Doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật theo điều kiện cụ thể để sắp xếp công việc. Bố trí sắp xếp công việc sao cho đảm bảo điều kiện và môi trường làm việc phù hợp.
Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng lao động là người khuyết tật. Đây là đối tượng lao động đặc thù, có nhiều khó khăn, vì vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về lao động đối với người khuyết tật.
4. Trách nhiệm của doanh nghiệp sử dụng lao động là người khuyết tật
a. Điều kiện lao động
Doanh nghiệp đảm bảo điều kiện lao động phù hợp với người khuyết tật về:
+ Điều kiện lao động; công cụ lao động; an toàn lao động; vệ sinh lao động phù hợp với người khuyết tật;
+ Thường xuyên chăm sóc sức khỏe của họ bằng việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ 06 tháng/lần;
+ Phải tham khảo ý kiến lao động khuyết định khi quyết định chính sách liên quan đến họ, trường hợp vi phạm sẽ phị phạt từ 1 – 15 triệu đồng. Đồng thời, buộc thực hiện theo quy định nêu trên.
+ Không phân biệt người lao động khuyết tật với người lao động khác, trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt từ 3 – 5 triệu đồng.
+ Không sử dụng lao động khuyết tật làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm vi phạm sẽ bị phạt từ 1 – 15 triệu đồng. Đồng thời, buộc thực hiện theo quy định nêu trên.
+ Doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí cho người lao động được nghỉ phép 14 ngày/năm.
+ Áp dụng đối với người lao động khuyết tật có đủ 12 tháng làm việc.
5. Những quyền lợi doanh nghiệp được hưởng khi sử dụng lao động khuyết tật
a. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp:
+ Số lao động khuyết tật của doanh nghiệp chiếm từ 30% lao động trở lên;
+ Phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động khuyết tật.
b. Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước
Nhà nước đưa ra những chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp khi sử dụng lao động khuyết tật.
Miễn phí thuê đất, mặt bằng, mặt nước khi: doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật chiếm từ 70% lao động trở lên;
Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước khi: doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật chiểm từ 30% đến 70% lao động.
c. Được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
Điều kiện để được vay vốn:
+ Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
+ Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
+ Có bảo đảm tiền vay.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!