Mục lục
Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào là đúng luật?
Kinh phí công đoàn của mỗi công ty khi sử dụng cũng phải chú ý tới yếu tố pháp luật quy định. Vậy sử dụng loại kinh phí này sao cho đúng pháp luật là một câu hỏi lớn. Trong bài viết này, Luật Vitam sẽ lý giải cụ thể hơn tới các bạn.
1. Kinh phí công đoàn là gì?
Khái niệm kinh phí công đoàn được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012. Đây được hiểu là một khoản tài chính công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Khoản tài chính này không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở.
2. Mức đóng kinh phí công đoàn
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP năm 2013, mức này được quy định:
Mức đóng = 2% x quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Quỹ tiền lương ở các đơn vị bình thường sẽ khác với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang. Họ căn cứ theo Khoản 1 Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP năm 2013 để xác định quỹ tiền lương.
3. Sử dụng kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật
Việc sử dụng kinh phí của công đoàn được quy định tại Điều 21 Quyết định 1908/QĐ–TLĐ năm 2016:
– Thứ nhất, Công đoàn cơ sở được sử dụng theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số thu theo hướng dẫn hàng năm của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và được sử dụng 100% tổng số thu khác của đơn vị theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
– Thứ hai, tiến hành nộp lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Mức nộp này sẽ theo tỉ lệ phần trăm theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
– Thứ ba, cấp cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được từ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng. Sau đó có trách nhiệm cấp cho công đoàn cơ sở trong vòng 05 ngày làm việc.
* Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn thì sẽ áp dụng theo quy định khác.
Công đoàn cấp trên sẽ sử dụng một phần kinh phí để tuyên truyền. Bên cạnh đó là phát triển để thành lập công đoàn cơ sở. Điều này được thực hiện theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết phải quản lý. Hơn nữa, theo dõi và trả lại cho công đoàn cơ sở khi đơn vị đó thành lập tổ chức công đoàn. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở đã phá sản, giải thể thì số thu được ghi tăng nguồn thu tài chính công đoàn tại cấp trên cơ sở được phân cấp thu.
Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này quý vị và các bạn sẽ hiểu rõ hơn về mức đóng quỹ này. Bên cạnh đó, những người quản lý quỹ này cũng biết sử dụng sao cho đúng luật. Nếu còn vướng mắc gì, hãy liên hệ với Luật Vitam chúng tôi để được giải đáp. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!