Mục lục
Mang thai lần 3 có được hưởng chế độ thai sản không?
Sinh con thứ ba thì có được hưởng chế độ thai sản không ? Hồ sơ và điều kiện hưởng chế độ thai sản hiện nay được xác định như thế nào ? Mức hưởng thai sản tính thế nào ? Và một số vướng mắc liên quan sẽ được Luật Vitam tư vấn và giải đáp qua câu hỏi sau:
Câu hỏi:
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật Vitam. Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
1. Chế độ thai sản là gì? Đối tượng được hưởng chế độ thai sản?
Chế độ thai sản là chế độ mà người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội khi sinh con, nhận con nuôi, mang thai hộ….. sẽ được hưởng. Đây là một trong những quy định thể hiện tính nhân văn của pháp luật. Khi phụ nữ sinh con, nhận con nuôi, mang thai hộ……. mà đóng đủ số tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì sẽ được hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra khi người phụ nữ mang thai mà không tham gia đóng Bảo hiểm xã hội nhưng có chồng tham gia Bảo hiểm xã hội thì chế độ thai sản sẽ được áp dụng cho người chồng.
Đối tượng được hưởng chế độ thai sản
– Căn cứ pháp lý: Điều 31 – Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Theo đó thì các trường hợp sau sẽ thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo quy định:
a. Là lao động nữ mang thai
b. Là lao động nữ sinh con
c. Là lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ
d. Là người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuôi
e. Là lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản
f. Là lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con
Như vậy theo quy định thì có 6 trường hợp sẽ được hưởng chế độ thai sản
2. Điều kiện để được hưởng chế độ thai sản là gì?
Để được hưởng chế độ thai sản thì thứ nhất cần phải là người đã tham gia Bảo hiểm xã hội, thứ hai phải đóng Bảo hiểm xã hội đủ số thời gian theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
– Đối với trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì điều kiện được hưởng là phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi.
– Đối với trường hợp sinh con mà đã đóng đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chi định của bác sĩ, cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì điều kiện được hưởng chế độ thai sản là phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
– Khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc kể cả trường hợp thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản.
>> Như vậy, pháp luật không quy định sinh bao nhiêu con thì được thì hưởng chế độ thai sản chỉ cần bạn đáp ứng được các điều kiện trên là bạn đã được hưởng chế độ thai sản.
Trên đây là giải đáp về việc mang thai lần 3 có được hưởng chế độ thai sản không? Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ ngay với Luật Vitam để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!