Quyền lợi người lao động khi công ty thay đổi cơ cấu

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, do nhiều nguyên nhân, công ty thay đổi cơ cấu doanh nghiệp để giúp quá trình hoạt động một cách hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều đó có thể làm cho người lao động bị mất việc làm. Vậy, trong trường hợp này người lao động được hưởng những quyền lợi gì? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay nhé!

1. Thế nào là thay đổi cơ cấu?

– Căn cứ pháp lý:

Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019

– Cụ thể:

Những trường hợp được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a. Thứ nhất, thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động.

b. Thứ hai, thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty;

c. Thứ ba, thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm

Ví dụ: Doanh nghiệp sáp nhập, tách hoặc loại bỏ một số bộ phận, phòng ban. Đây được coi là thay đổi cơ cấu doanh nghiệp. Khi đó sẽ có sự thay đổi về các vị trí trong công ty, một số người lao động có thể không còn vị trí làm việc. Người lao động được hưởng quyền lợi như thế nào trong trường hợp này?

5 PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG DO COVID-19 - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, chi nhánh TP. Hồ Chí Minh

2. Quyền lợi của người lao động

Khi công ty thay đổi cơ cấu, điều này thường dẫn đến việc nhiều người lao động mất vị trí làm việc. Vì vậy, trong teuowngf hợp này, pháp luật quy định về việc đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động bằng việc người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi và chính sách sau:

– Trường hợp công ty có chỗ làm việc mới: người lao động sẽ được ưu tiên đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;

– Trường hợp công ty không giải quyết được việc làm: phải cho người lao động thôi việc, công ty phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động.

Bộ luật Lao động quy định trợ cấp mất việc làm trong trường hợp này như sau: Công ty phải trả trợ cấp mất việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho công ty từ đủ 12 thàng trở lên. Cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương. Tức là thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 24 tháng thì công ty vẫn phải có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm ít nhất bằng 02 tháng tiền lương cho người lao động.

3. Cách tính trợ cấp mất việc làm khi thay đổi cơ cấu

a. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm:

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm đó là tổng thời gian làm việc thực tế trừ đi thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trong đó:

– Tổng thời gian làm việc thực tế là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho công ty. Bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được công ty cho nghỉ chế độ đau ốm, thai sản; thời gian nghỉ hằng tuần; thời gian nghỉ có hưởng lương;…

– Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định; thời gian người lao động không thuộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định nhưng được công ty chi trả vào lương hàng tháng.

Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm được tính theo năm (đủ 12 tháng). Trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm. Trường hợp trên 06 tháng được tính bằng 1 năm.

b. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm:

Tiền lương được tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi mất việc làm.

Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng. Trường hợp hợp đồng lao động cuối cùng bị tuyên bố vô hiệu vì có nội dung tiền lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hoặc mức lương ghi trong thỏa ước lao động tập thể.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *