Quyền lợi đặc biệt của phụ nữ đi làm sau nghỉ sinh

Sinh con là một thiên chức thiêng liêng của phụ nữ. Khi sinh và chăm sóc con nhỏ phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và quỹ thời gian. Vì vậy, pháp luật đã quy định nhiều quyền lợi đặc biệt của lao động nữ đi làm sau nghỉ sinh để phù hợp, tạo điều kiện cho phụ nữ trong việc chăm sóc gia đình. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu nhé!

1. Quyền lợi của lao động nữ khi sinh con?

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, khi phụ nữ mang thai, đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Căn cứ theo Điểm d Khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:

d) Người lao động nữ mang thai; người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, khi những NLĐ nữ giới mang thai, đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người sử dụng lao động không được xử lý kỉ luật lao động mà phải đợi đến khi con được đủ 12 tháng tuổi nếu thời hạn xử lý kỷ luật lao động còn thì mới tiến hành xử lý.

Căn cứ theo Điều 139 Bộ Luật Lao động 2019 quy định:

Điều 139. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

Đó là những quyền lợi tạo điều kiện cho lao động nữ chăm sóc tốt hơn cho con và phục hồi sức khỏe sau sinh. Đồng thời khuyến khích phụ nữ sinh con trước bối cảnh già hóa dân số.

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ đi làm sau nghỉ sinh

2. Lao động nữ đi làm sau nghỉ sinh được hưởng quyền lợi gì?

Căn cứ theo điều 140 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Điều 140. Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản

Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy, NLĐ là nữ giới sau khi nghỉ thai sản sẽ được trở lại làm công việc trước khi nghỉ thai sản mình đang làm trừ trường hợp có thỏa thuận khác mà mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, ngay sau thời gian nghỉ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 5 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (hiện hành là 447.000 đồng/ngày).

ngoài ra, căn cứ theotheo Khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019, thì trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Luật Vitam đã cung cấp cho các bạn những thông tin pháp lý về quyền lợi đặc biệt của Lao động nữ đi làm sau nghỉ sinh. Hãy tìm hiểu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của minh trước và sau khi sinh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *