Quy trình xử lý kỷ luật lao động mọi doanh nghiệp cần nắm rõ

Quy trình xử lý kỷ luật lao động mọi doanh nghiệp cần nắm rõ

Quy trình xử lý kỷ luật lao động là một trong những nội dung quan trọng. Mọi doanh nghiệp đều cần nắm rõ để triển khai đúng quy định. Vậy quy trình đó ra sao? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Các hình thức kỷ luật lao động

– Căn cứ pháp lý: Điều 124 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019

– Cụ thể: Các hình thức kỷ luật lao động người lao động có thể áp dụng

a. Khiển trách

b. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng

c. Cách chức

d. Sa thải

quy-trinh-xu-ly-ky-luat-lao-dong

2. Quy trình xử lý kỷ luật lao động

a. Bước 1: Xác nhận hành vi vi phạm

– Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động ngay tại thời điểm xảy ra: Người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.

– Phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động sau thời điểm hành vi đã xảy ra: Người sử dụng lao động thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.

b. Bước 2: Tổ chức họp xử lý kỷ luật lao động

– Trước khi họp xử lý kỷ luật:

Thông báo trước ít nhất 05 ngày về nội dung, thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, họ tên người bị xử lý, hành vi vi phạm cho những người sau:

  • Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động vi phạm là thành viên;\
  • Người lao động vi phạm kỷ luật lao động;
  • Người đại điện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi.
  • Những người này phải xác nhận có tham dự cuộc họp này hay không. Hoặc có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để thay đổi về thời gian, địa điểm họp.

– Tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động:

+ Thời điểm tiến hành:

Theo thời gian, địa điểm đã thông báo hoặc thời gian, địa điểm các bên đã thỏa thuận;
Khi có đầy đủ thành phần được thông báo tham gia hoặc một trong các thành phần bắt buộc tham gia không xác nhận tham dự cuộc họp hoặc vắng mặt.

+ Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động:

Phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp;
Có chữ ký của người tham dự: Nếu có người không ký vào biên bản thì nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

c. Bước 3: Ban hành quyết định xử lý kỷ luật

Trong thời hiệu tại Điều 123 BLLĐ năm 2019, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động ban hành quyết định xử lý kỷ luật lao động.

Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động có thể là một trong hai người sau:

– Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

– Người được quy định cụ thể trong nội quy lao động.

d. Bước 4: Thông báo công khai quyết định xử lý kỷ luật

Cũng trong thời hiệu quy định, quyết định xử lý kỷ luật phải được gửi đến người lao động, người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc.