Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp là quỹ được lập ra nhằm mục đích chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo nghề cho người lao động tại doanh nghiệp. Vậy Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm là gì? Những quy định của pháp luật về trợ cấp mất việc làm là gì? Bài viết dưới đây Luật Vitam sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.
Mục lục
1. Trợ cấp mất việc làm là gì?
Trợ cấp mất việc làm được quy định tại Bộ luật lao động 2019 như sau:
“Điều 47. Trợ cấp mất việc làm
1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.”
Như vậy, trợ cấp mất việc làm là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động mất việc làm trong các trường hợp sau:
– Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
– Chia, tách,hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Qũy dự phòng trợ cấp mất việc làm là gì?
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp được hiểu là số tiền để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo nghề cho người lao động tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được hạch toán khoản chi trợ cấp mất việc làm cho người lao động vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, phần chi trả này còn được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp.
Trong trường hợp trong năm doanh nghiệp có thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ; số lượng lao động mất việc làm phát sinh lớn. trong trường hợp này, nếu hạch toán đủ vào chi phí số tiền đã chi trợ cấp mất việc làm (trừ số dư Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm đã sử dụng để chi nếu có) cho người lao động của doanh nghiệp mà phát sinh lỗ, doanh nghiệp được hạch toán số tiền đã chi trả trợ cấp mất việc làm vào chi phí quản lý doanh nghiệp các năm sau. Thời gian phân bổ tối đa là 3 năm.
3. Đối tượng được hưởng trợ cấp mất việc làm
NLĐ là đối tượng hưởng trợ cấp mất việc làm khi thoả mãn đủ cả 3 tiêu chí sau:
– NLĐ làm việc thường xuyên cho đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên
– NLĐ bị mất việc làm do đơn vị không bố trí được công việc
– NLĐ phải thoả mãn điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm.
4. Điều kiện để hưởng trợ cấp mất việc làm
NLĐ chính là đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp và thuộc 1 trong các trường hợp dưới đây:
– Doanh nghiệp đổi cơ cấu, công nghệ mà không thể sắp xếp được công việc phù hợp cho NLĐ;
– Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, hợp tác xã không có phương án công việc phù hợp cho NLĐ;
– Trường hợp vì lý do kinh tế mà buộc NLĐ phải thôi việc;
– Thực hiện chuyển quyền sử hữu hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp mà không sắp xếp được công việc cho NLĐ dẫn đến đơn vị sử dụng lao động không bố trí được công việc và NLĐ bị mất việc làm
5. Cách tính trợ cấp mất việc làm
Người lao động đủ điều kiện nhận tiền trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 01 tháng tiền lương nhưng tối thiểu phải bằng 02 tháng tiền lương.
Cụ thể:
Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp | x | Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp | = |
|
Theo đó, trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm nhưng thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp chưa đủ 24 tháng thì người sử dụng lao động phải trả ít nhất 02 tháng tiền lương cho người lao động.
6. Thời gian làm việc để được tính trợ cấp mất việc làm
Khoản 3 Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định: Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và thời gian đã được chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Công thức như sau:
Tổng thời gian làm việc thực tế | – | Thời gian đã tham gia BHTN | – | Thời gian làm việc đã được trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm | = | Thời gian làm việc tính trợ cấp |
Trong đó:
– Tổng thời gian NLĐ đã làm việc thực tế bao gồm:
+ Thời gian trực tiếp làm việc;
+ Thời gian thử việc;
+ Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản;
+ Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
+ Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động;
+ Thời gian nghỉ hằng tuần;
+ Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương;
+ Thời gian nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công mà được người sử dụng lao động trả lương;
+ Thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại điện người lao động;
+ Thời gian bị tạm đình chỉ công việc.
– Thời gian đã tham gia BHTN bao gồm:
+ Thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia BHTN nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương một khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN.
+ Thời gian người lao động đã tham gia BHTN.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm được tính theo năm (đủ 12 tháng). Vì vậy, các trường hợp lẻ tháng sẽ được làm tròn như sau:
+ Trên 06 tháng được tính bằng 01 năm.
+ Có tháng lẻ ít hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm;
Trên đây là nỗi dung tư vấn của Luật Vitam. Hãy theo dõi chúng tôi và cập nhật các thông tin hữu ích về pháp luật nhé. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo!