Quy định về sa thải từ 2021: 2 điều người lao động cần biết

Quy định về sa thải từ 2021: 2 điều người lao động cần biết

Quy định về sa thải từ năm 2021 có gì mới. Người lao động cần lưu ý điều gì đối với những quy định mới này. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Thêm trường hợp người lao động bị sa thải

– Căn cứ pháp luật: Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019

– Cụ thể: Ngoài như những quy định hiện hành thì trong Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019 bổ sung thêm một số điểm mới như:

a. Người lao động có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động

b. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật (thêm điều kiện bị cách chức trong thời gian chưa xóa kỷ luật);

c. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng (Sửa đổi đơn vị tính thời gian bằng ngày thay vì bằng tháng như hiện nay và thêm thời điểm bắt đầu tính thời gian tự ý bỏ việc).

quy-dinh-ve-sa-thai

Bổ sung thêm điều khoản về quấy rối tình dục

– Căn cứ pháp lý: khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019

– Cụ thể:

a. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.

b. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động

2. Người lao động nữ không bị sa thải trong các trường hợp sau

Hiện nay, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động không được sa thải lao động nữ vì các lý do kết hôn, mang thai. Hoặc nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trừ trường hợp người sử dụng lao động:

– Là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;

– Không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung trường hợp ngoại lệ nêu trên là người sử dụng lao động không phải là cá nhân: “Bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.”

Trên đây là những điểm mới trong quy định về sa thải. Chúng tôi mong rằng quý bạn đọc đã có được những thông tin cần thiết. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹ gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.