Việc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội đã tạo điều kiện giúp bảo vệ quyền lợi của người dân khi tham gia vào mối quan hệ lao động. Vậy hiện nay pháp luật quy định về BHXH như thế nào? Phụ cấp chuyên cần có đóng BHXH không? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
1. Bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào?
Bảo hiểm xã hội chính là sự bù đắp thu nhập của người lao động khi họ giảm mức thu nhập do ốm đau, bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, chết, nghỉ hưu hoặc hết tuổi lao động, số tiền này sẽ được chi trả dựa trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội bao gồm:
– Bảo hiểm xã hội bắt buộc
– Bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại bảo hiểm dành cho người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia theo đúng quy định của pháp luật.
Người lao động và người sử dụng lao động sẽ cùng nhau chi trả khoản tiền để trả cho bảo hiểm này. Nhưng trong đó, người sử dụng lao động sẽ phải chịu tỷ lệ phần trăm nhiều hơn.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với người lao động làm việc và ký kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên hoặc không xác định thời hạn của hợp đồng.
3. Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế đội của người lao động khi tham gia vào bảo hiểm xã hội bắt buộc.
– Chế độ ốm đau
– Chế độ hưu trí
– Chế độ tử tuất
– Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Chế độ thai sản
4. Các khoản phụ cấp phải đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Trong đó:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh: Mức lương này được tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm.
– Các khoản phụ cấp lương: Đây là các khoản bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất công việc, điều kiện mộ trường làm việc, mức độ thu hút lao động…
– Các khoản bổ sung khác: Đây là các khoản mà người lao động và công ty đã thỏa thuận, được ghi nhận trong hợp đồng và được chi trả thường xuyên trong mỗi kỳ thanh toán lương.
5. Phụ cấp chuyên cần có đóng BHXH không?
Theo công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH ban hành ngày 30 tháng 7 năm 2018 đã hướng dẫn khoản tiền phụ cấp chuyên cần sẽ không được xác định là khoản tiền lương phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trên đây là bài viết của Luật Vitam về vấn đề “Phụ cấp chuyên cần có đóng BHXH không?”. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp cho quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đền này.