Mục lục
Phân biệt thoả ước lao động tập thể và nội quy lao động
Thoả ước lao động tập thể có gì khác so với nội quy lao động? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau đây bạn nhé!
1. Phân biệt Thoả ước lao động và nội quy lao động
Tiêu chí | Nội quy lao động | Thoả ước lao động tập thể |
Định nghĩa | Pháp luật hiện hành không có nêu định nghĩa, có thể hiểu: những quy định về kỷ luật lao động mà người lao động phải thực hiện khi làm việc tại doanh nghiệp; quy định việc xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động; quy định trách nhiệm vật chất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động làm thiệt hại tài sản của công ty. | Thỏa ước lao động tập thể là thỏa thuận đạt được thông qua thương lượng tập thể và được các bên ký kết bằng văn bản. (Khoản 1 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019) |
Chủ thể ban hành | Người sử dụng lao động. | |
Đối tượng điều chỉnh | Người lao động. | Người lao động, người sử dụng lao động. |
Nội dung | Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động phải bao gồm các nội dung chủ yếu được quy định tại khoản 2 Điều 118 Bộ Luật Lao Động 2019. | Nội dung thỏa ước lao động tập thể không được trái với quy định của pháp luật; khuyến khích có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. (Khoản 2 Điều 75 Bộ luật Lao động 2019)
|
Hình thức | Nội quy lao động phải bằng văn bản khi số lượng người lao động đạt từ 10 người lao động trở lên. (Khoản 1 Điều 78 Bộ luật Lao động 2019) | Phải bằng văn bản |
Thủ tục | Trước khi ban hành nội quy lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. (Khoản 3 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019) | Trước khi ký kết và ban hành thoả ước lao động tập thể cần phải lấy ý kiến tập thể, đối tượng lấy ý kiến phụ thuộc vào loại thoả ước lao động và việc ký kết thỏa ước lao động tập thể chỉ được thực hiện khi đạt 50% số người biểu quyết tán thành (Điều 76 Bộ luật Lao động 2019)
|
Hiệu lực | Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 119 của BLLD 2019 nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động. Trường hợp người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động ban hành nội quy lao động bằng văn bản thì hiệu lực do người sử dụng lao động quyết định trong nội quy lao động (Điều 121 Bộ luật Lao động 2019) | Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể do các bên thỏa thuận và được ghi trong thỏa ước. Trường hợp các bên không thỏa thuận ngày có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký kết (Khoản 1 Điều 78 BLBộ luật Lao động LD 2019)
|
Thời hạn | Pháp luật không quy định về thời hạn hiệu lực của nội quy lao động. Do đó, nội quy lao động có hiệu lực là vô thời hạn. | Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thỏa thuận và ghi trong thỏa ước lao động tập thể. Các bên có quyền thỏa thuận thời hạn khác nhau đối với các nội dung của thỏa ước lao động tập thể (Khoản 3 Điều 78 Bộ luật Lao động 2019) |
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi. Xin cảm ơn!