Nội quy lao động từ năm 2021 phải có nội dung phòng chống quấy rối tình dục không?

Nội dung phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc được hướng dẫn và xử lí như thế nào trong Luật lao động. Đây là vấn đề gần đây luật Vitam nhận được khá nhiều câu hỏi. Bài viết dưới đây của Luật Vitam sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này.

1. Nội quy lao động từ năm 2021 phải có nội dung phòng chống quấy rối tình dục?

 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 118 Bộ Luật lao động năm 2019 như sau:

“Điều 118. Nội quy lao động

1. Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.

2. Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

b) Trật tự tại nơi làm việc;

c) An toàn, vệ sinh lao động;

d) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

e) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;

g) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;

h) Trách nhiệm vật chất;

i) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.”

Như vậy, theo quy định trên thì một trong số những nội dung bắt buộc phải có trong nội quy lao động là phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cũng như trình tự; thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

2. Nội dung cụ thể về phòng chống hành vi quấy rối tình dục

Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về nội quy lao động thì:

– Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản. Nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc. Tuy nhiên, phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động; trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động. (Khoản 1 Điều 69)

– Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự; thủ tục xử lý hành vi này tại nơi làm việc thì căn cứ theo Điều 85 Nghị định này; (Điểm d Khoản 2 Điều 69)

Quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc như:

-Ban hành quy định của người sử dụng lao động về phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động. Điều này được quy định tại Khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

-Ban hành các quy định của người sử dụng lao động về khiếu nại, tố cáo về quấy rối tình dục và xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục. Vấn đề này được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Như vậy, theo quy định trên  doanh nghiệp cần căn cứ vào nội quy lao động hiện hành để bổ sung nội dung về phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc sao cho phù hợp với Bộ luật lao động năm 2019.

3. Kết luận

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Hi vọng với bài viết trên, Luật Vitam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *