Nội dung đối thoại tại nơi làm việc có thể được tổ chức khi có yêu cầu của chỉ một bên không? Trong cuộc đối thoại thì sẽ bàn về các nội dung gì? Luật Vitam sẽ giải đáp ngay sau đây!
Cơ sở pháp lý
– Điều 63 Bộ Luật lao động năm 2019
– Điều 64 Bộ Luật lao động năm 2019
Mục lục
1. Đối thoại tại nơi làm việc khi có yêu cầu của 1 bên
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định :
Điều 63. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
Đối thoại tại nơi làm việc vẫn có thể được tổ chức khi có yêu cầu của một trong hai bên là người sử dụng lao động hoặc người lao động.
Việc tổ chức đối thoại sẽ tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi tại nơi làm việc.
Nội dung đối thoại tại nơi làm việc theo quy định mới nhất
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định :
Điều 64. Nội dung đối thoại tại nơi làm việc
1. Nội dung đối thoại bắt buộc theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 63 của Bộ luật này.
2. Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;
c) Điều kiện làm việc;
d) Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;
đ) Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;
e) Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.
Nội dung của đối thoại tại nơi làm việc sẽ bao gồm nội dung bắt buộc và những nội dung các bên lựa chọn. Đây đều là những nội dung quan trong mà người lao động và người sử dụng lao động quan tâm và thường có tranh chấp nhất trong quan hệ lao động. Việc đối thoại tập thể sẽ tạo nền tảng thảo thuận giữa các bên, tăng cường sự hiểu biết và đưa ra những phương hướng giải quyết vướng mắc sau này.
- Nội dung bắt buộc
Nội dung bắt buộc bao gồm các vấn đề về:
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
– Người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
– Phương án sử dụng lao động
– Phương án xây dựng thang lương, bảng lương
– Định mức lao động, thưởng
– Nội quy lao động
– Tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp
- Nội dung lựa chọn
– Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động
– Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc
– Điều kiện làm việc
– Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động
– Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động và nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!