Những trường hợp không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động?

Những trường hợp không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động?

Chấm dứt hợp đồng lao động không được thực hiện trong những trường hợp nào? Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải chịu hậu quả nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

don-phuong-cham-dut-hop-dong-lao-dong

1. Các trường hợp không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động ?

– Căn cứ pháp lý: Điều 37 Bộ luật lao động 2019

– Cụ thể:

a. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

b. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.

c. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

2. NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật

– Căn cứ pháp lý: Điều 41 Bộ luật lao động 2019

– Cụ thể: NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật sẽ:

a. Phải nhận NLĐ trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày NLĐ không được làm việc và phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

Sau khi được nhận lại làm việc, NLĐ hoàn trả cho NSDLĐ các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của NSDLĐ.

Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong HĐLĐ mà NLĐ vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung HĐLĐ.

Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước.

b. Trường hợp NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả tại Điểm (1) NSDLĐ phải trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

c. Trường hợp NSDLĐ không muốn nhận lại NLĐ và NLĐ đồng ý thì ngoài khoản tiền NSDLĐ phải trả tại Điểm (1) và trợ cấp thôi việc, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho NLĐ nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ để chấm dứt HĐLĐ.

3. Kết luận

Như vậy các trường hợp NSDLĐ bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật bao gồm:

– Vi phạm quy định về các trường hợp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động.

– Vi phạm thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động.

– Đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động trong trường hợp không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Như vậy bài viết trên đã giải đáp thắc mắc nêu ra ở trên. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết để cập nhập thông tin pháp luật mới nhé!