Những nội dung phải có trong Nội quy lao động

09 nội dung phải có trong Nội quy lao động

Nội dung nội quy lao động sẽ bao gồm những ý chính nào? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc này thông qua bài viết sau đây nhé!

1. Nội quy lao động là gì?

Nội quy lao động là văn bản thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ), thể hiện rõ ràng và chi tiết những điều khoản, quy định bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình quản lý và làm việc, đồng thời làm cơ sở xử lý kỷ luật khi xảy ra tranh chấp lao động.

noi-quy-cong-ty

Nội quy lao động thường được in thành văn bản và niêm yết/ dán tại nơi dễ nhìn thấy trong phạm vi làm việc của công nhân, NLĐ. Thông thường, những nội dung trong bản nội quy lao động là sự cụ thể hóa những quy định chưa được thỏa thuận hoặc có nhưng thể hiện chưa rõ ràng trong Luật lao động, Hợp đồng lao động giữa NLĐ và NSDLĐ.

2. Những nội dung phải có trong Nội quy lao động

Theo khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu sau:

Những quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Nội quy quy định rõ:

– Thời giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, 1 tuần

– Ca làm việc

– Thời điểm bắt đầu – kết thúc ca làm việc

– Làm thêm giờ (nếu có)

– Làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt

– Thời gian nghỉ giữa giờ, nghỉ chuyển ca

– Ngày nghỉ hàng tuần,

– Nghỉ phép năm, nghỉ lễ Tết

– Nghỉ việc riêng có hưởng lương

– Nghỉ việc riêng không hưởng lương

– Nghỉ ốm

– Quy định đối với lao động là nữ giới

– Thủ tục xin nghỉ và thẩm quyền cho phép

Những quy định về trật tự tại nơi làm việc

Quy định:

– Phạm vi làm việc, đi lại trong ca

– Văn hóa ứng xử, tiếp khách trong giờ làm việc

– Tác phong, trang phục, thái độ làm việc

– Những quy định khác

Những quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Bao gồm:

– Trách nhiệm của NSDLĐ trong việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động cho NLĐ

– Trách nhiệm, quyền lợi của NLĐ đảm bảo các quy định về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ

Bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, kinh doanh của đơn vị

Bao gồm:

– Quy định danh mục tài sản, tài liệu, bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ;

– Trách nhiệm, biện pháp được áp dụng để bảo vệ tài sản, bí mật;

– Hành vi xâm phạm tài sản và bí mật;

Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, trình tự thủ tục xử lí hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

– Trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc: người sử dụng lao động quy định về phòng, chống quấy rối tình dục theo

quy định tại Điều 85 Nghị định 145/2020; (Nội dung mới bổ sung)

Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động

Các hành vi vi phạm kỉ luật lao động, hình thức kỉ luật lao động và trách nhiệm vật chất

Người có thẩm quyền xử lí kỉ luật

Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động (KLLĐ) của người lao động và các hình thức xử lý KLLĐ

Bao gồm:

– Quy định cụ thể hành vi vi phạm kỷ luật lao động

– Hình thức xử lý kỷ luật lao động tương ứng với hành vi vi phạm

Trách nhiệm vật chất

– Quy định các trường hợp phải bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi gây thiệt hại tài sản

– Do làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản hoặc tiêu hao vật tư quá định mức

– Mức bồi thường thiệt hại tương ứng mức độ thiệt hại;

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động

Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 18 của Bộ luật Lao động hoặc người được quy định cụ thể trong nội quy lao động. (Nội dung mới bổ sung).

Trên đây là những nội dung về nội quy lao động cần có. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *