Những khoản đãi ngộ cần quan tâm bên cạnh mức lương

Nếu muốn mình giữ được sự vui vẻ lâu dài với công việc thì bạn cần biết rằng phúc lợi cũng quan trọng như mức lương vậy. Nhưng đâu là những phúc lợi chúng ta nên đề nghị khi bước vào giai đoạn đàm phán lương bổng? Cùng Luật Vitam khám phá một số lựa chọn dưới đây nhé!

1. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai nội dung bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện cho người lao động khi giao kết hợp đồng lao động.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;

c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;

d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

2. Lợi ích phụ trợ

Đó là các loại phụ cấp mà công ty chủ động lên ngân sách và kế hoạch để chăm sóc đời sống nhân viên. Các đãi ngộ này có thể khá phổ thông như:

  • Phụ cấp ăn trưa,
  • Xăng xe,
  • Điện thoại;
  • Chính sách công tác phí “rộng rãi”;
  • Quà tặng sinh nhật – ma chay – hiếu hỉ;
  • Chương trình nghỉ mát hàng năm;
  • Các chương trình thúc đẩy tinh thần đội nhóm (team-building) theo bộ phận…

Phúc lợi đi kèm

3. Ngày nghỉ và ngày phép

Quan điểm quản lý nhân sự sẽ tác động tới những lợi ích liên quan đến giờ giấc và phong cách làm việc.

Theo quy định cảu Bộ luật lao động, người lao đông được hưởng những ngày nghỉ sau:

– Nghỉ hàng năm:Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động thì được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Nếu người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

– Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:  Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

+Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

+Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

+  Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

Bên cạnh đó, việc tăng số lượng ngày phép năm hưởng nguyên lương cũng như cho nghỉ lễ dài hơn quy định chính là lợi ích được đông đảo nhân viên đánh giá cao.

4. Sự phát triển chuyên môn

Phúc lợi còn được xem xét ở khía cạnh phát triển năng lực và sự nghiệp cho người lao động. Nếu công ty có thể tổ chức các đợt huấn luyện kỹ năng, đào tạo chuyên môn hàng năm và vạch ra lộ trình thăng tiến thì đây là tin rất tốt.

Điều 60. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

1. Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.

2. Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Trang thiết bị làm việc

Trang thiết bị làm việc như  vấn đề máy tính, chỗ ngồi và trang thiết bị hỗ trợ công việc để công việc vận hành suôn sẻ, không thể thiếu các công cụ và dụng cụ phù hợp. Một không gian làm việc bố trí hợp lý, đáp ứng được tính chất đặc thù từng bộ phận sẽ giúp hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn và góp phần tạo nên hiệu suất cao hơn.

Trên đây chia sẻ của Luật Vitam. Nếu cần hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *