Những điều người lao động “hỏi”, doanh nghiệp nhất định phải “nói”

Hợp đồng lao động được lý kết trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng thế nên trong quá trình là việc cũng có những nội dung mà doanh nghiệp phải công khai với người lao động. Vậy Những điều người lao động “hỏi”, doanh nghiệp nhất định phải “nói” là gì, hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu.

1. Những điều doanh nghiệp phải công khai với người lao động

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã liệt kê cụ thể các nội dung mà người sử dụng lao động bắt buộc phải công khai cho người lao động biết như sau:

Điều 43. Nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai
1. Người sử dụng lao động phải công khai với người lao động những nội dung sau:
a) Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
b) Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động;
c) Các thỏa ước lao động tập thế mà người sử dụng lao động tham gia;
d) Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có);
đ) Việc trích nộp kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
e)  Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động;
g) Nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm công khai các thông tin trên đến với những người lao động mà mình đang sử dụng.
Như vậy, có 10 nội dung doanh nghiệp phải công khai với người lao động theo quy định của pháp luật.

2. Hình thức công khai thông tin 

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định các hình thức công khai các nội dung về lao động, bảo hiểm tại doanh nghiệp, bao gồm:

– Niêm yết công khai tại nơi làm việc

– Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động

– Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động

– Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ

– Hình thức khác mà pháp luật không cấm

Theo Bộ luật Lao động năm 2019 và quy định nêu trên, tùy nội dung mà người sử dụng lao động phải công khai theo từng hình thức cụ thể hoặc lựa chọn một trong các hình thức trên và phải thể hiện trong quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Trong đó:

Stt

Nội dung

Hình thức công khai

1Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao độngTùy chọn hình thức, nếu nằm trong nội dung đối thoại thì phải công bố công khai tại nơi làm việc
2Nội quy lao độngNiêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc
3Thang lương, bảng lương, định mức lao độngCông bố công khai tại nơi làm việc
4Nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động

 

Công bố công khai tại nơi làm việc nếu nằm trong nội dung đối thoại tại nơi làm việc
5Các thỏa ước lao động tập thếCông bố cho người lao động biết
6Việc trích lập, sử dụng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có)Công bố công khai tại nơi làm việc đối với quy chế thưởng, nội dung còn lại có thể lựa chọn hình thức công khai
7Việc trích nộp kinh phí công đoànTùy chọn hình thức
8Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệpTùy chọn hình thức
9Tình hình thực hiện thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động

 

Tùy chọn hình thức, quyết định kỷ luật
10Nội dung khác theo quy định của pháp luậtTheo hình thức cụ thể được quy định hoặc tùy chọn

3.  Không công khai thông tin cho người lao động xử lí như thế nào?

Căn cứ theo Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính nếu không công khai cho người lao động những nội dung sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (Điểm a Khoản 1 Điều 16), 4.000.000-10.000.000 triệu đồng đối với tổ chức (Điểm b Khoản 3 Điều 5) nếu không công bố công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng

500.000 – 01 triệu đồng (Khoản 1 Điều 18) đối với cá nhân, 1 – 2 triệu đồng(Điểm b Khoản 3 Điều 5) đối với tổ chức nếu Không thông báo công khai hoặc không niêm yết những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.

Trên đây là thông tin pháp luật về những nội dung người sử dụng lao động phải công khai với người lao động. Người lao động cần biết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia hợp đồng lao động.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *