Những điều cần biết về thang, bảng lương 2021

Bảng lương năm 2021 có nhiều điểm mới cập nhật, bổ sung mà người sử dụng lao động cũng như người lao động cần quan tâm. Vậy những điểm mới đó là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Luật Vitam để tìm hiểu thêm nhé!

1. Thang, bảng lương là gì? 

Thang bảng lương hay thang lương là một hệ thống xây dựng từ ngạch lương, nhóm lương, bậc lương. Nó được dùng làm cơ sở trả lương cho người lao động. Căn cứ vào quy định này, nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân loại được từng nhóm và năng lực lao động trong doanh nghiêp của mình.

Đây cũng là căn cứ để công ty/doanh nghiệp tiến hàng trả lương cho người lao động theo từng mức độ, năng lực, khả năng hoàn thành công việc của người lao động. Từ đó giúp đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong đánh giá hiệu quả lao động. Chính vì vậy mà việc xây dựng Thang bảng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan trọng.

bảng lương năm 2021

2. Vai trò của việc xây dựng thang, bảng lương

Việc xây dựng thang, bảng lương trong doanh nghiệp là một quy định bắt buộc được thể hiện và nêu rõ trong Bộ Luật Lao động 2019. Đây sẽ là căn cứ chính xác để xác định mức lương doanh nghiệp chi trả cho người lao động và giải trình với các cơ quan chức năng có liên quan.

Việc xây dựng thang, bảng lương cần thể hiện tính minh bạch, khách quan dựa trên những thoả thuận của người sử dụng lao động và người lao động từ trước đó. Ngoài ra, các tiêu chí và quy định trong bảng lương cũng nên tạo ra các tác động kích thích người lao động phấn đấu và làm việc hiệu quả hơn. Đây chính là chìa khoá giúp tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó thì doanh nghiệp cũng cần nâng cao các cách thức và quy định để hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình quản lý và vận hành để từ đó làm căn cứ quản lý và đánh giá hiệu quả lao động một cách chính xác.

3. Nguyên tắc khi xây dựng thang, bảng lương năm 2021

a. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

(Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương trên cơ sở các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương mà Chính phủ quy định tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013).

b. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

c. Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

bang-luong-nam-2021

Lưu ý:

Một trong những điểm mới về thang, bảng lương được quy định trong Bộ Luật lao động 2019 là việc người sử dụng không cần phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan nhà nước nữa. Đây là một thay đổi tích cực và hiệu quả hơn so với quy định trước đây. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc. Quy định cũ khiến doanh nghiệp phải thực hiện thêm thủ tục hành chính và bất tiện hơn nếu có sự thay đổi phù hợp với tình hình doanh nghiệp từng thời kỳ.

4. Mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở để xây dựng thang, bảng lương năm 2021

Như đã nêu trên thì việc xây dựng thang, bảng lương sẽ là căn cứ giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định mức lương thoả thuận theo công việc hoặc chức danh được đưa ra trong hợp đồng với người lao động.

Pháp luật hiện hành cũng quy định rất rõ về mức lương tối thiểu. Đây được coi là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động được phép trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng bảng lương, doanh nghiệp cần căn cứ theo định mức này và phải thực hiện đúng các quy định về nguyên tắc chi trả lương cho người lao động

Từ ngày 01/01/2020, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP sau đây:

Mức lương

Địa bàn áp dụng

4.420.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

3.920.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

3.070.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

Lưu ý:

Đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng nêu trên.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *