Những điều cần biết để thiết lập bảng lương của doanh nghiệp

Lương là một mắt xích liên kết vô cùng quan trọng giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đây cũng là vấn đề được nhà nước quy định rất chi tiết để hướng dẫn các bên liên quan có cơ sở thực thi theo đúng pháp luật. Một trong những nội dung quan trọng nhất liên quan đến lương là:

  • Mức lương tối thiếu
  • Thang lương của doanh nghiệp

Hãy cùng tìm hiểu những điều cần biết để thiết lập bảng lương của doanh nghiệp qua bài viết sau:

Cơ sở pháp lý

– Nghị định 90/2019/NĐ-CP

 – Điều 93 của Bộ luật lao động năm 2019

1. Những kiến thức cơ bản về lương tối thiểu vùng

Thang, bảng lương là cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động với NLĐ.

Trong khi đó, theo quy định tại thì Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Vì vậy, khi xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp phải căn cứ vào Mức lương tối thiểu vùng để thực hiện đúng quy định về nguyên tắc trả lương.

Lưu ý :

– Đây là mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

– Điều kiện phải bảo đảm :

  • Đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
  • NLĐ hoàn thành định mức lao động.
  • NLĐ hoàn thành công việc đã thỏa thuận.

2. Đối tượng nào áp dụng mức lương tối thiểu vùng?

Theo nghị định 90/2019/NĐ-CP, những đối tượng sau sẽ áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng :

– Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.

– Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý cũng như hoạt động đúng theo Luật Doanh nghiệp.

– Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế cũng như cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. Cần chú ý rằng, không bao gồm trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

3. Mức lương tối thiểu vùng năm 2021

Từ ngày 01/01/2021, mức lương tối thiểu vùng tiếp tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP sau đây:

Mức lương

Địa bàn áp dụng

4.420.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

3.920.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

3.070.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

Lưu ý: Đối với NLĐ làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì phải trả cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng nêu trên.

Các doanh nghiệp khi áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới đó là doanh nghiệp phải duy trì chế độ lương thưởng trong trường hợp người lao động:

  • Làm thêm giờ
  • Làm việc vào ban đêm
  • Làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại

Điều này một lần nữa giúp đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động để họ yên tâm làm việc.

4. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2021 thay đổi như thế nào?

Vậy, một vấn đề nữa cũng hết sức quan trọng cần lưu tâm để áp dụng luật mới đúng theo quy định của nhà nước. Đó là địa bàn áp dụng luật mới thay đổi ra sao, cụ thể như sau:

– Vùng I: Giữ nguyên

– Vùng II: Tăng 11 địa bàn. Cụ thể là:

  • Huyện Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước từ vùng III lên vùng II.
  • Thành phố Bến Tre từ vùng IV lên vùng II.
  • Huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre từ vùng III  lên vùng II.

– Vùng III: Giảm 3 địa bàn

Bổ sung các địa bàn sau từ Vùng IV lên Vùng III:

  • Huyện Cẩm Khê thuộc tỉnh Phú Thọ;
  • Thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
  • Thanh hóa có địa phận Huyện Đông Sơn, Quảng Xương;
  • Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre

– Vùng IV: Giảm 8 địa bàn, trong đó: Thị xã Chí Linh (nay thành phố Chí Linh) từ vùng III xuống vùng IV

Như vậy, sự thay đổi này là không hề nhỏ, các doanh nghiệp hay người lao động thuộc những địa bàn có sự thay đổi cần đọc kỹ nội dung luật để thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.

5. Thủ tục xây dựng bảng lương theo quy định

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng nữa là thủ tục xây dựng bảng lương theo quy định. Từ ngày 01/01/2021 Điều 93 của Bộ luật lao động năm 2019 sẽ có hiệu lực và quy định rõ như sau:

– Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương cũng như định mức lao động. 

– Định mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường cũng như phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

– Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương cũng như định mức lao động.

– Nếu là lao động phổ thông (nghĩa là chưa qua đào tạo, học nghề) thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng

– Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.

Với bất cứ tổ chức nào thì việc công khai tại nơi làm việc thang lương, bảng lương và mức lao động là quy định của nhà nước theo luật lao động. Điều này nhằm đảm bảo quyền lợi tốt đa cho người lao động.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề thiết lập bảng lương của doanh nghiệp. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc.Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *