Điều cấm khi xử lý kỷ luật lao động

Điều cấm khi xử lý kỷ luật lao động

Điều cấm khi xử lý kỷ luật lao động là gì? Bạn đã biết chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này cùng Luật Vitam nhé!

1. Kỷ luật lao động

– Căn cứ pháp lý: Điều 117 Bộ luật lao động năm 2019

– Cụ thể:

 Điều 117. Kỷ luật lao động: Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo nội quy, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, quy định trong khi làm việc cho người lao động.

Xử lý kỷ luật lao động

Xử lý kỷ luật lao động và việc áp dụng những những quy định về xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nhằm duy trì nề nếp, trật tự trong tập thể người lao động, pháp luật quy định cho phép người sử dụng lao động thực hiện xử lý kỷ luật với người lao động nhằm khắc phục hậu quả, nâng cao trong việc sử dụng người lao động. Tuy nhiên trong một số trường hợp người lao động sẽ sử dụng quyền vượt quá giới hạn, lạm dụng việc xử lý kỷ luật, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động. Vì vậy pháp luật đã quy định về các hành vi nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động là các hành vi người sử dụng lao động không được thực hiện khi tiến hành xử lý kỷ luật đối với người lao động. Đây là quy định có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

2. Hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động 

Từ năm 2021, quy định về hình thức xử lý kỷ luật lao động và các hành vi cấm khi xử lý kỷ luật lao động được thể hiện rõ hơn.

Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.

Bộ luật lao động năm 2012 đã liệt kê các trường hợp cấm xử lý kỷ luật lao động như sau:

Điều 128. Những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động: 

1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động. 

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. 

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.

Bộ luật lao động năm 2019 kế thừa quy định của bộ luật lao động năm 2012 đồng thời quy định bổ sung và làm rõ từng trường hợp.

Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động:

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động. 

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. 

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Có thể thấy, với các quy định mới tại Bộ luật lao động 2019, việc áp dụng các quy định liên quan đến hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động sẽ dễ dàng hơn, tránh tình trạng người sử dụng lao động lạm quyền mà xử lý không đúng pháp luật.

Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động mà người sử dụng lao động không được thực hiện khi xử lý kỷ luật lao động bao gồm hành vi phạt tiền thay việc xử lý kỷ luật lao động.

dieu-cam-khi-xu-ly-ky-luat

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi vi phạm 

Người sử dụng lao động thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 3 Điều 18 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP và buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP của Chính phủ

Các trường hợp nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động là:

a. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động; phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

b. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

c. Người sử dụng lao động khi vi phạm hoặc thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.0000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là trả lại số tiền đã thu, trả đủ tiền lương, xin lỗi công khai, nhận lại người lao động.

Bài viết đã giải đáp câu hỏi đưa ra. Nếu có thắc mắc về vấn đề này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *