Nhóm ngành nghề không giao kết hợp đồng được hưởng trợ cấp Covid

Không giao kết hợp đồng có được hưởng trợ cấp Covid 19 không? Trong trường hợp này, NLĐ được hưởng trợ cấp hỗ trợ do dịch bệnh theo quy định trong HĐLĐ. Nếu có thì mức hỗ trợ được quy định như thế nào. Sau đây, Luật Vitam xin được giải đáp thắc mắc trên như sau: 

1. Các yếu tố để nhóm ngành nghề không có hợp đồng giao kết hợp đồng hưởng trợ cấp Covid-19:

Đối tượng không có giao kết HĐLĐ vẫn được hưởng trợ cấp theo quy định pháp luật quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định 15/2020/QĐ-CP:

Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.

Nhóm đối tượng trên cần phải đáp ứng các điều kiện theo như mục a, b Khoản 1 Điều 7 Quyết định 15/2020/QĐ-CP quy định:

a) Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020;

b) Cư trú hợp pháp tại địa phương;

 Như vậy, kết hợp 02 mục trên, ta có thể kết luận như sau: nếu người lao động không có giao kết HĐLĐsẽ được hưởng trợ cấp nếu đáp ứng được đủ các điều kiện như đã nêu. Các nhóm ngành trên phải thuộc nhóm ngành pháp luật quy định.

 2. Nếu không thuộc nhóm ngành pháp luật quy định thì có được hỗ trợ khác không?

  Theo như quy định tại Khoản 2 Điều 7 Quyết định 15/2020/QĐ-CP có nêu:

Điều 7. Điều kiện hỗ trợ

2. Căn cứ vào điều kiện và tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các đối tượng được hỗ trợ khác ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp khác.

   Như vậy, nếu công việc không thuộc nhóm ngành pháp luật quy định hoặc NLĐ không đáp ứng đủ các điều kiện nêu ở phần 1 thì Ủy ban nhân dân sẽ có biện pháp hỗ trợ. Mức hỗ trợ tùy thuộc vào ngân sách của địa phương, chính quyền tại nơi người lao động làm việc.

 3. Mức hỗ trợ do Covid-19 cho nhóm đối tượng không có hợp đồng giao kết hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động sẽ nhận được mức hỗ trợ Covid-19 dựa trên Mục II Nghị quyết 42/2020/NQ-CP. Điều khoản quy định như sau:

4. Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

 Như vậy, theo quy định, mức hỗ trợ cho NLĐ không có giao kết hợp đồng bị mất việc làm là 1.000.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *