Nguyên tắc về xây dựng thang bảng lương năm 2021

Xây dựng thang bảng lương là một nội dung quan trọng trong lao động và trong mỗi doanh nghiệp. Để xây dựng thành công và hiệu quả, doanh nghiệp cần tham khảo các quy định sau của Pháp luật. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật Vitam để cập nhật vấn đề này nhé!

xay-dung-thang-bang-luong

1. Thang lương, bảng lương là gì? 

Thang bảng lương hay thang lương là một hệ thống xây dựng từ ngạch lương, nhóm lương, bậc lương. Nó được dùng làm cơ sở trả lương cho người lao động. Căn cứ vào quy định này, nhà quản trị trong doanh nghiệp sẽ dễ dàng phân loại được từng nhóm và năng lực lao động trong doanh nghiêp của mình.

Đây cũng là căn cứ để công ty/doanh nghiệp tiến hàng trả lương cho người lao động theo từng mức độ, năng lực, khả năng hoàn thành công việc của người lao động. Từ đó giúp đảm bảo tính minh bạch, khách quan trong đánh giá hiệu quả lao động. Chính vì vậy mà việc xây dựng Thang bảng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Và để tạo lập một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, doanh nghiệp nên tham khảo các nguyên tắc sau đây.

2. Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương năm 2021

– Căn cứ pháp lý: Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định:

– Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ

– Căn cứ pháp lý: Điều 93 Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định:

Điều 93. Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.

2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.

3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.

Như vậy khi xây dựng thang bảng lương thì doanh nghiệp cần phải: 

– Công bố công khai tại nơi làm việc khi thực hiện

– Nếu doanh nghiệp có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

– Không phải nộp cho Phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội như quy định trước đây nữa mà chỉ cần xây dựng rồi lưu tại doanh nghiệp. Phần này sẽ được sử dụng để giải trình khi cơ quan Nhà nước yêu cầu.

3. Mức lương tối thiểu vùng làm cơ sở để xây dựng bảng lương năm 2021

Thang, bảng lương là cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận mức lương với NLĐ. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật thì Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Vì vậy, khi xây dựng thang, bảng lương, doanh nghiệp phải căn cứ vào Mức lương tối thiểu vùng để thực hiện đúng quy định về nguyên tắc trả lương.

Mức lương tối thiểu vùng được quy định cụ thể như sau: 

Mức lương

Địa bàn áp dụng

4.420.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I

3.920.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II

3.430.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III

3.070.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *