Mục lục
Người sử dụng lao động có được giữ giấy tờ gốc của NLĐ
Giữ giấy tờ gốc của NLĐ để giữ chân NLĐ làm việc lâu dài là việc này vẫn xuất hiện. Vậy, việc giữ các giấy tờ đó có vi phạm pháp luật hay không? NLĐ phải làm gì để lấy lại được các giấy tờ đó? Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thắc mắc đưa ra.
1. Luật sư tư vấn về vấn đề công ty giữ giấy tờ gốc của NLĐ
Khi giao kết hợp đồng lao động với NLĐ nhiều doanh nghiệp có hành vi giữ giấy tờ gốc như giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ hoặc yêu cầu NLĐ phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền, tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
Hành vi trên là hành vi bị cấm theo quy định của pháp luật lao động. Hiện nay đã có chế tài xử phạt hành chính đối với doanh nghiệp khi có hành vi vi phạm này. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn vi phạm điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động.
Do đó, khi gặp phải trường hợp này và chưa biết phải làm thế nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
2. Công ty có được phép giữ giấy tờ gốc của người lao động không?
a. Câu hỏi của khách hàng
Em là sinh viên mới ra trường. Tháng 3 vừa qua em có đi xin việc tại một phòng khám nha khoa tư nhân. Với mức lương là 1.500.000 VNĐ/ tháng. Nhưng em mới học việc được 2 ngày thì kí hợp đồng, bên NSDLĐ đã bảo em phải nộp bằng gốc và em đã nộp.
Hợp đồng có hiệu lực vào ngày 1/4 thì vào 30/3 em xin rút lại hồ sơ không làm nữa. Vì gia đình em có chuyện trục trặc, nhưng người ta không cho rút. Vậy luật sư cho em hỏi Quy định pháp luật trường hợp của em thế nào? làm thế nào để em có thể lấy lại bằng của mình? Và người ta còn có ý đinh bắt em bồi thường, theo quy định em có phải bồi thường không.
Em xin chân thành cảm ơn!
b. Luật sư tư vấn
Hiện tại pháp luật không có quy định nào quy định về trường hợp trước ngày hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực thì NLĐ được phép rút hồ sơ hay không. Bạn không nói rõ về loại hợp đồng mà 2 bên chuẩn bị ký kết. Vì tùy theo loại hợp đồng sẽ kéo theo nghĩa vụ về lý do chấm dứt và thời hạn báo trước khác nhau.
Theo quy định pháp luật lao động thì NLĐ có thể chấm dứt hợp đồng. Và được coi là không trái pháp luật.
a. Nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn thì phải báo trước ít nhất 45 ngày;
b. Nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải báo trước ít nhất 30 ngày.
c. Nếu làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.
Ngoài ra
Đối với trường hợp của bạn là xin nghỉ do bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục được công việc. Do vậy, bạn có thể căn cứ vào hợp đồng đã giao kết giữa bạn và công ty để xác định loại hợp đồng và báo cho NSDLĐ trước khi nghỉ việc khoảng thời gian hợp lý và đúng luật. Khi việc chấm dứt hợp đồng là đúng pháp luật thì bạn sẽ không phải bồi thường.
Trong trường hợp của bạn, nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 1 năm trở lên thì thực chất 2 bên chưa thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản. Do vậy chưa xác lập các nghĩa vụ như khi đã giao kết hợp đồng lao động. Bởi vậy, việc bạn không ký hợp đồng lao động là không trái pháp luật. Và việc đơn vị đó yêu cầu bạn bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là không có cơ sở.
Đặt trong trường hợp những ngày đầu làm việc của bạn là thời gian thử việc trước khi ký HĐLĐ chính thức thì trường hợp này bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường theo quy định sau:
Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Về việc bên người sử dụng lao động bắt bạn phải nộp bằng gốc và vẫn giữ bằng gốc của bạn. Điều 17, BLLĐ 2019 quy định:
Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
Như vậy, bạn có thể yêu cầu đơn vị đang giữa giấy tờ gốc của bạn trả lại giấy tờ cho bạn. Trường hợp đơn vị không thực hiện bạn có thể giử đơn khiếu nại đến Phòng lao động – Thương binh xã hội thuộc UBND cấp huyện.
Trên đây là bài tư ván của Luật Vitam. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ các bạn. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Chúc bạn thành công và may mắn! Trân trọng,