Người lao động mất việc được hưởng trợ cấp gì khi công ty tổ chức lại lao động?

Người lao động mất việc được hưởng trợ cấp gì khi công ty tổ chức lại lao động? Người lao động được hưởng trợ cấp gì khi công ty thay đổi cơ cấu dẫn đến mất việc làm? Lấy tiền lương tại thời gian nào để tính trợ cấp cho NLĐ? Luật Vitam sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây!

1. Các trường hợp tổ chức lại lao động?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Bộ Luật lao động năm 2019

:1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.

2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:

a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;

b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.”

Căn cứ quy định trên, nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế nếu gây nên phải tổ chức lại lao động ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì:

– Người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật lao động.

– Trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Như vậy, theo quy định trên nếu công ty do dịch bệnh mà không bố trí, sắp xếp cho người lao động làm việc được thì có thể thay cơ cấu tổ chức lại lao động và cho người lao động nghỉ việc.

2. Người lao động mất việc được hưởng trợ cấp gì khi công ty tổ chức lại lao động?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định:

“Điều 47. Trợ cấp mất việc làm

1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.”

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp công ty thay đổi cơ cấu, tổ chức lại lao động thì người lao động bị mất việc sẽ được nhận khoản trợ cấp mất việc làm.

Cụ thể trợ cấp mất việc được căn cứ vào số năm làm viêc của người lao động.

3. Tiền lương tính hưởng trợ cấp mất việc làm

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định như sau về trợ cấp mất việc làm:

– Công thức tính thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm = Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động – (Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội + Thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc)

– Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Như vậy, theo quy định trên thì tiền lương để tính tiền trợ cấp mất việ làm của NLĐ được tính theo mức tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.

Tạm kết

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *