Việc tham gia BHXH là quyền lợi của mỗi người lao động. Vậy khi một người lao động tham gia làm việc tại nhiều công ty khác nhau thì việc đóng bảo hiểm xã hội của họ như thế nào? Mức đóng có khác với lao động bình thường hay không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật BHXH năm 2014.
– Bộ luật Lao động năm 2019.
2. Nội dung
2.1 Quy định về đóng BHXH của người lao động
– Theo quy định của Luật BHXH năm 2014 với người lao động có thời hạn làm việc từ 1 năm trở lên bắt buộc phải tham gia BHXH. Đối với người lao động tham gia nhiều hợp đồng lao động, theo điều 85 Luật BHXH, người lao động đóng BHXH theo hợp đồng được ký đầu tiên. Trong đó, mỗi tháng theo quy định người lao động phải trích ra 1 khoản để đóng vào quỹ hữu trí tử tuất với mức đóng bằng 8% x Tiền lương tháng đóng BHXH. Lưu ý: tiền lương đóng BHXH tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở, tương đương 29,8 triệu đồng.
2.2 Quy định về đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
– Tương tự như bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời gian từ 1 tháng trở lên đều phải tham gia bảo hiểm tai nạn lao động cũng như bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định, người lao động sẽ không cần phải đóng tiền vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Đối với người lao động ký hợp đồng với nhiều công ty, người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho nhân viên công ty.
– Mỗi tháng, người lao động sẽ phải trích tiền lương đóng BHXH của mình vào quỹ ta nạn lao động và với mức đóng = 0,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động.
– Mức tiền lương đóng BHXH tối đa = 20 lần mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.
2.3 Quy định về đóng bảo hiểm thất nghiệp
– Đối với bảo hiểm thất nghiêp, theo quy định tại bộ luật mới nhất với những trường hợp tham gia hợp đồng lao động tối thiểu ít nhất 3 tháng trở lên đều phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Với người lao động ký nhiều hợp đồng lao động thì sẽ tham gia bảo hiểm thất nghiệp với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Mức đóng mỗi tháng của người lao động bằng 1% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Trong đó:
– Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
– Tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa = 20 lần mức lương tối thiểu vùng.
2.4 Quy định về đóng bảo hiểm y tế
Căn cứ điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014, với người lao động giao kết hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên sẽ phải tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc. Cũng theo điều 13 của luật này cũng quy định trường hợp người lao động tham gia nhiều hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên, thì khi đó người lao động sẽ phải đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất. Mức đóng BHXH hàng tháng đối với người lao động với mức đóng bằng 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc
Trong đó:
– Tiền lương đóng BHXH bắt buộc gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được ghi nhận cụ thể tại hợp đồng lao động.
– Tiền lương đóng BHXH bắt buộc tối đa = 20 lần mức lương cơ sở = 29,8 triệu đồng.
3. Kết luận
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Chúng tôi hy vọng bài viết trên mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!