Người lao động ký hợp đồng dưới 3 tháng có phải thử việc không?

Hợp đồng dưới 03 tháng là loại hợp đồng vẫn được các doanh nghiệp ký với người lao động. Nhưng liệu việc ký kết hợp đồng được nêu có tính là hợp đồng thử việc không? Có đúng như quy định không? Sau đây, Luật Vitam xin được giải đáp thắc mắc trên.

1. Có được thử việc nếu ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng không?

  Việc ký kết hợp đồng coi như thử việc được quy định dựa trên Điều 24 Bộ luật lao động năm 2019 . Điều khoản có nội dung như sau:

 

Điều 24. Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Kết luận

Như vậy, theo quy định, thỏa thuận hợp đồng lao động sẽ do người sử dụng lao động và lao động bàn bạc. Trong quá trình thỏa thuận, hai bên có thể bàn giao kết hợp đồng thử việc sao cho phù hợp nội quy được pháp luật quy định. Song song, nếu là hợp đồng theo mùa vụ thì không được coi là thử việc. Vì thế, người lao động khi ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng không tính thử việc.

2.  Nếu công ty vẫn bắt buộc thử việc khi ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì có bị xử phạt không?

Hình thức chịu trách nhiệm về hành vi này được pháp luật quy định dựa trên Điểm a Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1, Khoản 3 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Nội dung của điều khoản như sau:

    Điều 5. Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

    1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 Điều 6; khoản 3, 4, 6 Điều 12; khoản 2 Điều 24; khoản 1 Điều 25; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 26; khoản 5 Điều 40; các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 41; khoản 2, 4 Điều 42; khoản 1, 2 Điều 43; các khoản 1, 2, 3 Điều 44; các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 45 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Điều 9. Vi phạm quy định về thử việc

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

      a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ;

       3. Biện pháp khắc phục hậu quả

        a) Buộc trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này

 

Kết luận

   Như vậy, khi yêu cầu người lao động thử việc theo hợp đồng dưới 03 tháng thì NSDLĐ sẽ bị phạt tiền. Với cá nhân, mức phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Với tổ chức, số tiền phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, NSDLĐ buộc phải trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động.

 

3. Làm việc dưới 03 tháng, liệu có được ký HĐLĐ bằng văn bản?

 Hình thức ký kết lao động được căn cứ theo quy định tại Điều 16 Bộ Luật lao động năm 2012. Điều khoản quy định như sau:

Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

 Như vậy, theo như quy định, HĐLĐ có thể được giao kết bằng văn bản. Ngoài ra, đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói.

Chúng tôi mong rằng bài viết trên phần nào đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về việc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng giữa NSDLĐ và NLĐ. Nếu có thắc mắc nào về lĩnh vực này, hãy liên lạc ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *