Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu có đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động

Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu có đương nhiên được chấm dứt hợp đồng lao động nữa hay không? Cùng Vitam tìm hiểu những điểm mới của Bộ luật lao động 2019 về những trường hợp chấm dứt bộ luật lao động.

Cơ sở pháp lý

– Bộ luật lao động 2019

1. Các trường hợp đương nhiên chấm dứt hợp đồng lao động

Bộ luật lao động 2019 đã có sự thay đổi với trường hợp đương nhiên chấm dứt Hợp đồng lao động:

1.1. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất 

Việc trục xuất được tiến hành theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp này theo Bộ luật lạo động 2012 không được quy định rõ ràng. Dẫn đến 2 hướng giải quyết không thống nhất:

– Đầu tiên là một số người sử dụng lao động áp dụng quy định về xử lý kỷ luật sa thải theo Điều 126 do người lao động tự ý bỏ việc cộng dồn quá 05 ngày trong vòng 01 tháng mà không có lý do chính đáng.

– Ngoài ra một số người sử dụng lao động lại ra Quyết định đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động.

Quy định mới của Bộ luật lao động 2019 đã giải quyết được trường hợp này. Người sử dụng lao động có thể chấm dứt Hợp đồng lao động trong trường hợp Người lao động bị trục xuất mà không phải lo lắng về các rủi ro pháp lý có thể xảy ra.

1.2. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có Giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp Giấy phép lao động theo quy định. Thời hạn ghi trong Hợp đồng phải phù hợp với thời hạn của Giấy phép lao động đã được cấp.

Theo Điều 153 Bộ luật lao động 2019 thì:

“Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam”.

Khi Giấy phép lao động hết hiệu lực, Người lao động cũng không còn đủ các điều kiện để lao động tại Việt Nam. Do đó, khi Giấy phép lao động hết hiệu lực thì đương nhiên thời hạn của Hợp đồng lao động cũng hết. Đây là trường hợp đương nhiên Hợp đồng lao động chấm dứt hiệu lực.

1.3. Thỏa thuận nội dung thử việc mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Khi thử việc với Người lao động, Người sử dụng lao động có thể lựa chọn giữa 02 hình thức:

– Ký kết Hợp đồng thử việc

Hợp đồng này không phải là Hợp đồng lao động.Trường hợp này chỉ phải chịu sự điều chỉnh của quy định về thử việc theo điều Điều 24, 25, 26, 27 Bộ luật lao động 2019. Theo đó, trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng thử việc

– Ký kết Hợp đồng lao động có nội dung thử việc

Trường hợp ký kết Hợp đồng lao động có nội dung thử việc thì hợp đồng này không chỉ đơn thuần là thử việc. Nó còn có nội dung liên quan đến quan hệ lao động sau thử việc.

Theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 thì Hợp đồng trong trường hợp này không đương nhiên chấm dứt. Nghĩa là không chấm dứt quan hệ lao động. Điều này là không hợp lý. Bởi nếu thử việc không đạt hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc thì đương nhiên các điều khoản liên quan đến Hợp đồng lao động sẽ không phát sinh hiệu lực.

Do đó, Bộ luật lao động 2019 đã bổ sung tại điều 27, 34 quy định về trường hợp này. Bộ luật lao động 2019 bổ sung 3 trường hợp trên được đương nhiên chấm dứt Hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, Bộ luật cũng có sự thay đổi trong trường hợp chấm dứt Hợp đồng lao động với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu.

2. Bỏ trường hợp đương nhiên chấm dứt Hợp đồng lao động khi Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 36 Bộ luật lao động 2012 thì Hợp đồng đương nhiên chấm dứt với người lao động

  • Đã đủ tuổi nghỉ hưu, và
  • Đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, tại Bộ luật lao động 2019 đã bỏ quy định này thì trường hợp Người lao đủ tuổi nghỉ hưu trở thành trường hợp được đơn phương chấm dứt Hợp đồng. Người sử dụng lao động cần lưu ý để soạn thảo các văn bản chấm dứt đúng căn cứ pháp lý của pháp luật trong trường hợp này đã tạo điều kiện cho sự thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng.

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *