Đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi đang điều trị tai nạn lao động có vi phạm quy định pháp luật không? Nếu muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này thì phải báo trước bao nhiêu ngày? Thời gian nghỉ điều trị tai nạn lao động có tính ngày phép năm không?
Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Cơ sở pháp luật
– Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019
– Khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019
Mục lục
1. Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi đang điều trị tai nạn lao động?
Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;”
Căn cứ quy định trên, người sử dụng lao động sẽ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tùy thuộc vào thời gian điều trị và loại hợp đồng lao động giao kết, cụ thể:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, có thể chấm dứt HĐLĐ nếu việc điều trị kéo dài 12 tháng liên tục
- Hợp đồng lao động có thời hạn, có thể chấm dứt HĐLĐ nếu việc điều trị kéo dài 06 tháng liên tục
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ, có thể chấm dứt HĐLĐ nếu việc điều trị kéo dài quá nửa thời hạn hợp đồng.
Trường hợp nếu người lao động muốn chấm dứt HĐLĐ trong thời gian điều trị tai nạn lao động thì cần đáp ứng thời gian báo trước. Cụ thể:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Bao gồm:
– Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
– Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
Những trường hợp này, nếu đang trong quá trình điều trị tai nạn lao động mà đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì thời hạn báo trước như sau:
+ Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên
+ Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.
2. Nghỉ điều trị tai nạn lao động có tính ngày phép năm không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về điều này:
“Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.”
Trường hợp nghỉ do tai nạn lao động mà cộng dồn không quá 6 tháng thì vẫn được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm theo quy định.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!