Thưa Luật sư, em gái tôi năm nay đủ 16 tuổi đang là học sinh của một trường THPT, dịp nghỉ hè sắp tới em trai tôi muốn đi làm thời vụ cho một doanh nghiệp gần nhà. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, đủ 16 tuổi thì em tôi có được làm việc cho doanh nghiệp đó không? Xin cảm ơn
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động năm 2019
Mục lục
1. Nguyên tắc sử dụng lao động từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi
Về nguyên tắc nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên được quy định tại Điều 144 của Bộ Luật lao động năm 2019:
1. Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
2. Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động.
3. Khi sử dụng lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khỏe định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
4. Người sử dụng lao động phải tạo cơ hội để lao động chưa thành niên được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Vậy em gái của bạn được phép làm việc không quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần, được làm thêm giờ vào ban đêm trong một số ngành nghề mà pháp luật cho phép.
2. Những công việc cấm người sử dụng lao động dưới 18 tuổi
Nhằm tránh tình trạng bóc lột sức lao động của người chưa thành niên, pháp luật – quy định tại Khoản 1 Điều 147 Bộ luật lao động 2019 cũng cấm sử dụng người lao động làm những công việc sau:
1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;
e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
Như vậy, đối với trường hợp của em gái bạn vẫn có thể nộp hồ sơ xin vào các công ty trong nước mà có sử dụng lao động làm những công việc phù hợp với quy định của pháp luật.
Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!