Nghĩa vụ phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc của người sử dụng lao động

Phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc là nghĩa vụ của người sử dùng lao động. Nhưng cụ thể quy định của người sử dụng lao động muốn ngăn chặn hành vi này thì trong nội quy lao động sẽ bao gồm những nội dung gì? Với các quy định đó thì quyền lợi của Người lao động có được đảm bảo chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Vitam nhé!

1. Quấy rối tình dục được hiểu là gì?

Hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ ghi rõ:

Khái niệm “quấy rối tình dục” quy định trong Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị,gợi ý, đe dọa, yêu cầu, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an; gây tổn hại về tinh thần; thể chất; hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm những hành vi sau:

“a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;

b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;

c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.”

Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự: Phòng, chống và xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Nghị định mới đã đặt ra yêu cầu đối với người sử dụng lao động trong việc quy định về phòng; chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động. Hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động.

Các nội dung cơ bản đó bao gồm như sau:

a. Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b. Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất; đặc điểm của công việc và nơi làm việc;

c. Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất; mức độ của hành vi vi phạm;

d. Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm; thời hạn; trình tự; thủ tục khiếu nại; tố cáo; giải quyết khiếu nại; tố cáo và các quy định có liên quan;

e. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Các trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định cho các tổ chức, cá nhân rất cụ thể. Bao gồm:

“1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:

a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;

c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.

2. Người lao động có nghĩa vụ:

a) Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;

c) Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:

a) Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;

c) Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.”

Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động sẽ có những nghĩa vụ như sau:

a. Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b. Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý. Đồng thời phải có biện pháp bảo vệ cho các đối tượng liên quan.

c. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;

3. Phòng chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 85 Bộ Luật lao động năm 2019, phòng chống quấy dối tình dục trong nội quy lao động được quy định như sau:

– Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

–  Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;

– Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;

– Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;

–  Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.”

Thị dâm, khẩu dâm nơi làm việc cũng là quấy rối tình dục - Tin tức

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *