Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm thì phải làm thế nào?

Bảo hiểm xã hội là một trong những điều kiện bắt buộc khi người lao động và người sử dụng lao động tham gia vào hợp đồng lao độ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Vậy khi nghỉ việc người lao động có cần rút sổ bảo hiểm xã hội hay không? Quy định về sổ bảo hiểm xã hội như thế nào hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu!

1.Tại sao phải đóng bảo hiểm xã hội?

Trong nền kinh tế hội nhập và ngày một phát triển thì quyền lợi cua con người ngày càng được nâng cao và bảo đảm. Vì vậy mà Bảo hiểm xã hội ra đời nhằm bù đắp cũng như hỗ trợ người lao động lúc khó khăn.

Trong quá trình tham gia vào quan hệ lao động, người lao động sẽ gặp phải các vấn đề như ốm đau, tai nạn khi lao động, đối với phụ nữ thì có thể là đến thời kỳ thai sản, tất cả những nguyên nhân khách quan này đều khiến người lao động phải tạm nghỉ công việc của mình.Trong thời gian nghỉ việc, người lao động vẫn phải thực hiện các sinh hoạt như ăn, uống, khám bệnh, chữa bệnh,…nhưng lại không có nguồn thu nhập làm ảnh hưởng tới cuộc sống.

Nếu người lao động đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ được chi trả một khoản tiền để bù đắp lại phần thu nhập người lao động bị mất khi nghỉ việc.

2. Tại sao phải lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc?

Sổ bảo hiểm xã hội là loại sổ dùng để ghi chép quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội cũng như làm cơ sở để giải quyết các chế độ này cho người lao động.

Khi tham gia lao động, mỗi người lao động sẽ được cấp Sổ bảo hiểm xã hội, tương ứng mỗi sổ bảo hiểm là một mã số bảo hiểm xã hội, đây là mã số được cấp duy nhất 01 lần trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Vì vậy, sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ để cơ quan bảo hiểm giải quyết các chế độ cho người lao động.

Vì vậy mà người lao động phải lấy lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc để có cơ sở giải quyết các chế độ sau này cùng như để có thể tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội ở cơ quan làm việc mới.

3. Làm sao để lấy sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc?

Căn cứ theo Điểm a, Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

Như vậy khi người lao động nghỉ việc thì người sử dụng lao động phải hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng bản chính giấy tờ khác nếu đã giữ của người lao động.

Tùy thuộc vào việc đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động hay không người lao động sẽ thực hiện cách lấy Sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc khác nhau:

3.1 Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động

Nếu đơn vị sử dụng lao động vẫn còn hoạt động thì người lao động thực hiện các bước sau đây để nhận lại sổ bảo hiểm sau khi nghỉ việc:

Bước 1: Người lao động yêu cầu chốt Sổ bảo hiểm xã hội

Bước 2: Chờ đơn vị sử dụng lao động chốt Sổ bảo hiểm xã hội

Bước 3: Nhận lại Sổ bảo hiểm xã hội tại đơn vị cũ

3.2 Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không còn hoạt động

Nếu đơn vị sử dụng lao động không hoạt động và tuyên bố phá sản, không chốt Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, người lao động có thể chốt sổ bảo hiểm xã hội tại nơi quản lý sổ bảo hiể xã hội:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết

Bước 2: Đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi quản lý Sổ bảo hiểm xã hội đề nghị xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội đến thời điểm doanh nghiệp bị đóng cửa.

Luật Vitam đã cung cấp cho các bạn những kiến thức pháp lý giúp người lao động thực hiện thủ tục lấy lại Sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc để tiếp tục quá trình đóng bảo hiểm xã hội tại những nơi làm việc tiếp theo. Mọi người hãy tìm hiểu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *