Nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ dịch Covid-19 có được nghỉ bù không?

Nghỉ thai sản là quyền lợi của lao động nữ. Hiện nay, nhiều tỉnh thành đang áp dụng biện pháp dãn cách xã hội, nhiều người lao động phải nghỉ việc. Nhiều người lao động đang thắc mắc khi nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ dịch Covid-19 thì có được nghỉ bù hay không? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!

1. Câu hỏi của khách hàng

Cho mình hỏi mình là người lao động có tham gia BHXH có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ dịch covid-19 thì có được nghỉ bù không? Và thời gian em nghỉ thai sản này có được tính là đóng bảo hiểm thất nghiệp không ạ? Em cám ơn!

2. Luật sư tư vấn

a. Thứ nhất, về vấn đề nghỉ thai sản trùng thời gian nghỉ dịch Covid-19 có được nghỉ bù không?

Căn cứ Khoản 1 và Khoản 7 Điều 34 Luật bảo hiểm năm 2014 quy định như sau:

“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

… 7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần”.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Thời gian hưởng chế độ thai sản này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.Người lao động sẽ không được nghỉ bù kể cả khi nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ dịch Covid-19.

b. Thứ hai, về vấn đề đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian nghỉ thai sản

Căn cứ Khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH có quy định như sau:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động….”

Ngoài ra, Khoản 2 Điều 11 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định:

“Điều 11. Tham gia bảo hiểm thất nghiệp

2. … Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này”.

3. Kết luận

Như vậy, người lao động có tham gia BHXH có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ dịch covid-19 thì không được nghỉ bù. Thời gian nghỉ thai sản trước và sau sinh tổng là 06 tháng. Trong thời gian nghỉ này, người lao động không thuộc đối trượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Trên đây là những tư vấn của luật sư cho vấn đề đưa ra. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến nội dung này hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Luật Vitam rất mong nhận được phản hồi từ bạn đọc. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo. Cùng theo dõi để cập nhật những thông tin pháp lý mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *