Nghỉ làm do giãn cách xã hội có được hưởng lương không?

Nghỉ làm do giãn cách xã hội có được hưởng lương không?

Nghỉ làm do giãn cách xã hội là một trong những vấn đề nhiều người lao động gặp phải. Vậy trong tình huống này người lao động có được hưởng lương hay không? Hãy cùng tìm hiểu ngay cùng Luật Vitam bạn nhé!

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật lao động năm 2019;

– Nghị định số 145/2020/NĐ-CP;

– Công văn số 1064/LĐTBXH-QHLĐTL

– Quyết định 2606/QĐ-TLĐ

2. Người lao động nghỉ do “giãn cách xã hội” có tính vào ngày nghỉ hàng năm không?

2.1. Điều kiện tính ngày nghỉ hàng năm

NLĐ làm việc đủ 12 tháng cho một NSDLĐ thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

(i) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

(ii) 14 ngày làm việc đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

(iii) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2.2. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm

Căn cứ Điều 65 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP

Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ:

(i) Thời gian học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà NLĐ làm việc cho NSDLĐ

(ii) Thời gian thử việc nếu NLĐ tiếp tục làm việc cho NSDLĐ sau khi hết thời gian thử việc;

(iii) Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của BLLĐ 2019;

(iv) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được NSDLĐ đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm;

(v) Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng;

(vi) Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm;

(vii) Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH;

(viii) Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật;

(ix) Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của NLĐ

(x) Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, nghỉ việc do giãn cách xã hội mùa Covid-19 không phải lỗi của NLĐ. NSDLĐ không được trừ ngày nghỉ do giãn cách xã hội vào số ngày nghỉ hàng năm của NLĐ. Mà còn phải tính vào đó là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm.

3. Người lao động ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19 được hưởng lương không?

Thứ nhất, NLĐ vẫn được trả tiền lương ngừng việc trong thời gian ngừng việc do ảnh hưởng của Covid-19

Thứ hai, NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 ngoài được chi trả tiền lương ngừng việc, còn được chi hỗ trợ khẩn cấp theo Quyết định 2606/QĐ-TLĐ

4. Tranh chấp lao động trong thời kỳ Covid-19

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành một số biện pháp để ngăn chặn việc giải thể, phá sản doanh nghiệp. Có thể kể đến các biện pháp như cắt giảm chi phí, thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm nhân sự,….

Đối với biện pháp cắt giảm nhân sự, doanh nghiệp có thể căn cứ vào quy định về việc chấm dứt HĐLĐ theo quy định pháp luật hiện hành.

Biện pháp đầu tiên và ít rủi ro nhất đó là trường hợp NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận về việc chấm dứt HĐLĐ. Trên cơ sở sự tự nguyện và thiện chí. Các bên thỏa thuận về việc chấm dứt HĐLĐ.

Biện pháp thứ hai, NSDLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của NSDLĐ như sau: “Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động”

Thực tế, nhiều trường hợp doanh nghiệp lấy lý do do Covid-19 nên tự ý sa thải, chấm dứt hợp đồng với NLĐ. Dẫn đến các tranh chấp phát sinh giữa NLĐ và NSDLĐ.

5. Các tranh chấp lao động thường phát sinh

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật;

– Người sử dụng lao động không thanh toán tiền lương, các khoản trợ cấp cho người lao động;

6. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

NSDLĐ cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với NLĐ khi chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

– Nghĩa vụ thông báo của người lao động

– Thanh toán tiền trợ cấp và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động

+ Được thanh toán tiền trợ cấp thôi việc

+ Trợ cấp thất nghiệp

+ Trách nhiệm trả sổ bảo hiểm xã hội

Trên đây là những tư vấn của luật sư. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *