Mục lục
Nghỉ bù là gì? Quy định về nghỉ bù theo luật lao động
Quy định về nghỉ bù ra sao? Nghỉ bù là một trong những khái niệm khá mới mẻ với người lao động. Tuy nhiên đối với lĩnh vực y tế thì đã không còn xa lạ. Vậy, pháp luật quy định thế nào về việc nghỉ bù của bác sỹ sau ca trực? Chế độ nghỉ bù sau thường trực cho bác sĩ trực tại cơ sở y tế? Quy định về mức phụ cấp thường trực được hưởng khi thường trực tại cơ sở y tế 24/24? Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Trong luật lao động, trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thì chế độ của người lao động này có gì khác biệt so với người lao động làm việc tại các cơ sở khác. Vậy đối với chế độ của người lao động thường trực ngành y tế theo diện 24/24 thì sẽ được nghỉ bù như thế nào? quy định cụ thể đối với trường hợp này?
Trong bài viết này, Luật Vitam gửi đến bạn đọc các thông tin liên quan như sau:
1. Câu hỏi của khách hàng
Tôi là Bác sĩ công tác tại một Bệnh viện công. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn cho tôi về chế độ nghỉ bù. Tại Bệnh viện chúng tôi, Bác sĩ và điều dưỡng phải tham gia trực 24/24, theo quy định thì sau buổi trực sẽ được nghỉ bù.
Thông thường là sẽ nghỉ bù vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, do khối lượng công việc nhiều nên việc giải quyết nghỉ bù không được thường xuyên và đầy đủ.
Các Bác sĩ rất ít khi được nghỉ , có thể vài tháng không được nghỉ bù. Vậy tôi xin hỏi số ngày nghỉ bù đó có được sử dụng cho các tháng tiếp theo trong cùng năm đó không? Số ngày nghỉ bù tối đa có thể giải quyết ca trong 1 lần là bao nhiêu ngày?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
2. Luật sư tư vấn
Luật Vitam xin được tư vấn như sau:
a. Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời gian nghỉ hằng tuần như sau:
“1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp”
b. Tại điều 116 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định :
Điều 116. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người làm công việc có tính chất đặc biệt
“Đối với các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; thăm dò, khai thác dầu khí trên biển; làm việc trên biển; trong lĩnh vực nghệ thuật; sử dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân; ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần; tin học, công nghệ tin học; nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến; thiết kế công nghiệp; công việc của thợ lặn; công việc trong hầm lò; công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng; công việc phải thường trực 24/24 giờ; các công việc có tính chất đặc biệt khác do Chính phủ quy định thì các Bộ, ngành quản lý quy định cụ thể thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi sau khi thống nhất với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và phải tuân thủ quy định tại Điều 109 của Bộ luật này”.
c. Quy định nghỉ bù đối với chế độ thường trực ngành y tế 24/24.
Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm việc vào giờ nghỉ trên. Thì phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
“d) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh huy động người lao động làm thêm giờ thì phải trả tiền lương làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động. Người làm việc vào ca đêm được trả tiền lương làm việc vào ban đêm theo quy định của pháp luật về lao động.”
Theo quy định của pháp luật, nếu bạn trực vào ngày thường hoặc ngày nghỉ hằng tuần sẽ được nghỉ bù 1 ngày.
Trong chế độ thường trực làm việc ở đây thì bác sĩ và điều dưỡng tham gia thường trực 24/24 tại thời điểm ngày nghỉ hàng tuần. Thì sẽ được nghỉ bù 01 ngày.
Nếu bệnh viện huy động bác sĩ và điều dưỡng làm việc vào ngày nghỉ bù. Thì phải được sự đồng ý của người lao động và trả tiền lương làm thêm giờ cho bạn theo quy định của pháp luật về lao động.
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết của Luật Vitam! Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo.
Chúc bạn nhiều sức khỏe và thành công.