Ngày phép năm chưa nghỉ, người lao động có được trả lương không?

Ngày phép năm chưa nghỉ, người lao động có được trả lương không?

Ngày phép năm chưa nghỉ, người lao động có được trả lương hay không? Bên cạnh các chế độ về tiền lương, điều kiện làm việc, thì những quyền lợi khác trong đó có quyền lợi về nghỉ hàng năm là một trong những vấn đề được người lao động rất quan tâm. Hãy cùng Luật Vitam tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1.1. Quyền của người lao động

– Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; 

– Hưng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, 

– Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

– Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

– Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

– Đình công;

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

1.2. Nghĩa vụ của người lao động

– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; lương ngày nghỉ, 

– Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

– Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

2. Quy định về chế độ tiền lương 

Theo quy định của pháp luật, tiền lương là chế độ mà người lao động quan tâm hàng đầu. Đây là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc. Nó bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. 

Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

3. Quy định của pháp luật về chế độ nghỉ hằng năm

Thứ nhất, về thời gian nghỉ hằng năm của người lao động

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tình số ngày nghỉ hàng năm được quy định tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP

Thứ hai, về quyền lợi của người lao động được hưởng khi nghỉ hằng năm theo quy định

– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm. Hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm. Sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. 

– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường st, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm. Và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Thứ ba, người lao động được tăng về số ngày nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc

Theo quy định tại Điều 114 Bộ luật lao động năm 2019, cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

4. Quy định về xử lý vi phạm chế độ nghỉ hằng năm của người lao động

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP người sử dụng lao động có thể bị xử phạt hành chính khi có hành vi trả lương không đúng quy định cho người lao động có  những ngày chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động

– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Hi vọng bài viết trên của Luật Vitam sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cần thiết về chế độ nghỉ của người lao động. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *