Mức phụ cấp độc hại khi chiết và vận chuyển bình gas

Như chúng ta đã biết, Bộ luật lao động 2019 đã quy định những quyền lợi của người lao động khi tham gia quan hệ lao động. Theo đó phụ thuộc vào tính chất, điều kiện và môi trường làm việc mà mỗi đối tượng được hưởng khác nhau. Vậy cụ thể với công việc chiết và vận chuyển bình gas được quy định như thế nào về mức phụ cấp độc hại theo luật định, Luật Vitam sẽ giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Câu hỏi tình huống:

Anh H là nhân viên của 1 công ty nước ngoài, theo anh cung cấp thông tin là công ty có 100% vốn của Hàn Quốc. Hiện tại công ty này đang đăng kí ngành kinh doanh là chiết nạp LPG gas vào trong bình và vận chuyển các bình đó đến các công ty và đại lí. Anh H là người trực tiếp chiết nạp và vận chuyển.

Câu hỏi đặt ra: Như vậy anh H có được hưởng trợ cấp nguy hiểm độc hại không?

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý

– Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH năm 2020.

– Bộ luật lao động 2019

2. Về danh sách các ngành nghề, công việc được hưởng phụ cấp độc hại

Theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01/3/2021, ban hành kèm theo danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Theo như quy định trên, trong danh mục mục nghề độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm của Thông tư này thì đối với công việc là chiết nạp gas vào bình và vận chuyển bình gas đến các đại lý không nằm trong quy định của danh mục này. Như vậy, công việc anh H làm không được coi la công việc nguy hiểm, độc hại.

3. Về tiền lương, phụ cấp của người lao động

Như câu hỏi cung cấp, anh H làm trong doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, cụ thể là Hàn Quốc. Theo đó, anh H là người lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Điều 90 Bộ luật lao động 2019. Theo đó:

“1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”.

Như vậy tiền lương trả cho anh H được thực hiện theo thỏa thuận. Tiền lương này bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Theo quy định của pháp luật, mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Đối với các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động 2019 sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định khác của người sử dụng lao động. Như vậy, việc anh H được hưởng tiền lương và phụ cấp như thế nào phụ thuộc vào thỏa thuận giữa anh và phía công ty và tuân theo quy định của luật.

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, công việc chiết nạp ga vào bình và vận chuyển bình gas đến các đại lý của anh H không nằm trong danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nên anh H không được hưởng các chế độ phụ cấp bằng hiện vật theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Trên đây là chia sẻ của Luật Vitam về mức phụ cấp độc hại với công việc chiết và vận chuyển bình gas. Hi vọng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn giải đáp các vướng mắc của mình. Nếu các bạn có câu hỏi nào đặt ra, hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp. Hẹn gặp các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *